Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Những trải nghiệm sơ bộ với Android Wear và chi tiết một số tính năng chính

Android_Wear_500px.

Google mới đây đã ra mắt Android Wear, một hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho thiết bị đeo được. Đây cũng là nền tảng đầu tiên được tối ưu hóa để dùng với các thiết bị wearable, hứa hẹn sẽ mở ra một thời kì mới đối với những sản phẩm thuộc thể loại vẫn còn rất mới mẻ này. Điểm khởi đầu của Android Wear chính là đồng hồ thông minh, và Google đã bắt đầu phân phối bộ công cụ lập trình để phát triển ứng dụng cho smartwatch chạy nền tảng này. Mình đã tải về thử bộ này, trong đó có một trình giả lập đồng hồ và hôm nay mình muốn cho anh em xem thử hoạt động của Android Wear thông qua nó. Cách thiết lập thì anh @vuhai6 sẽ hướng dẫn các bạn trong một bài viết khác nhé.

Video

Một số chi tiết đáng lưu tâm kèm hình ảnh
1. Android Wear được xây dựng dựa trên Android 4.4.2 KitKat và chỉ cần RAM 512MB là đã có thể chạy được.

Hinh_Anh_chu_y.

2. Chúng ta có hai loại máy giả lập, đó là đồng hồ mặt tròn và mặt vuông. Loại mặt tròn này tương tư như chiếc Moto 360 mới ra mắt, còn mặt vuông thì giống chiếc LG G Watch.

Hai_loai_man_hinh.

3. Màn hình chính của Android Wear rất đơn giản, bao gồm một khu vực nhỏ hiển thị giờ, nút kích hoạt tính năng Google Now, và một phần của thông báo được gửi từ điện thoại sang.

Man_hinh_chinh.

4. Chúng ta có thể kéo từ cạnh trên của đồng hồ xuống để xem dung lượng pin còn lại và ngày hệ thống.
Ở cạnh trên cùng của máy ảo có một nút Home ảo, cho phép chúng ta thoát các thông báo đang xem bằng Android Wear và trở về màn hình chính. Phím Home nào mặc định được ẩn đi trong bộ SDK. Mình không rõ khi mang lên thiết bị thực tế thì nó sẽ như thế nào.

Thong_bao_pin.

5. Về thao tác sử dụng:

+ Trượt ngón tay lên xuống để chuyển giữa các thông báo với nhau, ví dụ như trên điện thoại bạn đang có thông báo của Gmail, Facebook, Twitter, WhatsApp, Zalo thì trên smartwatch chúng cũng sẽ xuất hiện theo trình tự như thế.

+ Trượt ngón tay từ phải sang trái ở một thông báo nào đó để truy cập vào những nút chức năng. Thường thì các thông báo chỉ có một nút “Open” để chạy ứng dụng tương ứng.

Fcaebook.

Nhưng với một số app như Gmail thì chúng ta không chỉ có nút Open mà còn có nút “Delete”, “Reply” nữa. Mỗi nút như thế sẽ xuất hiện trong một giao diện chiếm trọn diện tích màn hình của smartwatch nên rất dễ nhấn. Đây cũng là tính năng hay nhất mà chưa smartwatch nào trên thị trường làm được.

Gmail.

6. Một số thông báo phát ra từ cùng một app sẽ được nhóm chung với nhau, ví dụ như Gmail chẳng hạn.
Group_thong_bao.

7. Ở màn hình chính của Android Wear, khi bạn trượt ngón tay từ trái sang phải thì nó sẽ bỏ qua thông báo, tương tự như thao tác mà chúng ta có thể làm trên điện thoại Android.

8. Một số thông báo có thể cho chúng ta xem nội dung rất dài. Ví dụ như với Gmail, khi có thư mới, chúng ta hoàn toàn có khả năng sử dụng smartwatch để xem toàn bộ nội dung thư chứ không chỉ là vài dòng xem trước nữa. Thật tuyệt vời!

Gmail_reading_email.

9. Màn hình của smartwatch chạy Android Wear sẽ tự động giảm độ sáng sau 12 giây, có lẽ là để tiết kiệm điện. Hi vọng là những sản phẩm thương mại cũng sẽ làm được như thế hoặc tốt hơn, từ đó kéo dài thời gian dùng pin cho người dùng.

Android_dim.
10. Trong bản SDK ngày hôm nay, tính năng Google Now, thông báo của Google Calendar cũng như khả năng điều khiển bằng giọng nói vẫn chưa chạy được. Hi vọng chúng ta sẽ tiếp cận với những tính năng này trong thời gian sớm nhất.