Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

"Qui tắc 5 giây" khi đồ ăn rớt xuống đất có đáng tin hay không?

food.

Chúng ta thường nghe nhiều người truyền miệng nhau "qui tắc 3 giây" hoặc "qui tắc 5 giây" về đồ ăn, tức là khi đồ ăn bị rớt xuống đất mà nhanh tay kịp lượm lên trong vòng 3-5 giây thì vi trùng "chưa kịp bám" lên đó và chúng ta có thể ăn thoải mái. Ban đầu thì nghe có vẻ mất vệ sinh, nhưng nhà vi trùng học Anthony Hilton ở Đại học Aston đã làm một nghiên cứu nhỏ và cho rằng qui tắc nêu trên ĐÚNG và có thể áp dụng được, dĩ nhiên là tùy theo trường hợp cụ thể.

Theo đó, Anthony Hilton và các nghiên cứu sinh của mình đã làm vài nghiên cứu nhỏ nhằm đo số lượng vi khuẩn E.Coli và tụ cầu khuẩn sẽ bám lên đồ ăn khi bị rớt xuống đất, nhằm đưa ra kết quả là món đó còn ăn được hay không.

Đối với đồ ăn khô, ví dụ bánh mì, bánh qui, kẹo cứng... khi rớt xuống đất mà chúng ta để trong 30 giây thì lượng vi khuẩn (E.Coli và tụ cầu khuẩn) bám lên đó hầu như không khác biệt so với khi lượm lên liền trong vòng 3-5 giây. Nhưng lượng vi khuẩn bám lên sẽ tăng rất nhiều theo thời gian đối với đồ ăn ướt, ví dụ miếng thịt bò, viên kẹo dẻo, lát trái cây... khi bị rớt xuống sàn gạch hoặc sàn gỗ, đặc biệt là thảm lót chân.

five_second_rule.

Do đó, nhóm của Anthony Hilton mặc dù chưa đưa ra các con số cụ thể, họ kết luận rằng việc đồ ăn bị rớt xuống đất mà bị bám vi khuẩn nhiều hơn hay ít hơn là do bề mặt của nó chi phối (ướt hoặc khô), chứ không phải do thời gian nằm dưới đất nhiều hay ít. Vì vậy, một lát bánh mì nếu rớt xuống sàn nhà trong vài giây mà cầm lên thì cơ bản là nó vẫn còn ăn được, nếu như bạn không quá ngại việc đảm bảo vệ sinh.

Anthony Hilton cũng cho biết nhóm của họ đã làm một thăm dò nhỏ với 500 đáp viên, và 87% số đó cho biết họ vẫn ăn miếng snack bị rớt xuống đất, và 3/4 trong số đó tin rằng "qui tắc 5 giây" đáng tin cậy và có thể sử dụng được. Dĩ nhiên, nghiên cứu của nhóm Đại học Aston (Mỹ) vẫn còn phải được kiểm chứng thêm nữa, tuy nhiên chúng ta cũng có thể vô tư đi, vì dân gian có câu "ăn dơ sống lâu" kia mà. :D