APU Richland A6-6600 dòng Black Edition
Tại triển lãm Computex 2013 diễn ra hồi đầu tháng 6 này, AMD đã chính thức giới thiệu ra thị trường dòng vi xử lý Richland Elite 2013 dành cho máy tính để bàn, với 5 APU A-series gồm có A6, A8 và A10. Cả 3 series đều có phiên bản K - được mở khóa hệ số nhân để việc ép xung được thuận tiện và dễ dàng hơn nhằm thỏa mãn đam mê với những người thích thử thách giới hạn của CPU. Richland không phải là một thế hệ có thay đổi đáng kể của AMD trong năm 2013, APU này vẫn sản xuất trên tiến trình 32nm và dùng nhân Piledriver giống Trinity năm 2012, do đó Richland chỉ là dòng APU được làm mới và làm tốt hơn những gì mà AMD đã làm được với Trinity ở năm 2012.
APU mà mình dùng thử nghiệm ở đây là Richland A10-6800K, con chip này có 4 nhân xử lý, chạy ở xung nhịp gốc là 4,1GHz và tự ép xung lên tối đa 4,4GHz ở chế độ Turbo. 6800K có 4MB cache L2, hỗ trợ RAM DDR3 với bus lên đến 2133GHz và được mở khóa hệ số nhân, với mức hỗ trợ từ 10 đến 80, tương ứng với mức underclock xuống còn 1GHz hoặc overclock lên cao nhất là 8GHz bằng cách chỉnh hệ số nhân. Ngoài ra, 6800K cũng được tích hợp nhân đồ họa Radeon HD 8670D, con chip iGPU này có 384 nhân Radeon, chạy ở xung nhịp 844MHz và hiệu năng sẽ tăng tỉ lệ thuận (dĩ nhiên là có giới hạn) với xung nhịp, chất lượng của RAM hệ thống. Cuối cùng, vì vẫn cùng kiến trúc với Trinity nên Richland cũng sử dụng socket FM2 nên chúng ta không cần tốn tiền đổi bo mạch mới khi nâng cấp.
Cấu hình thử nghiệm:Đầu tiên là những phép benchmark quen thuộc với A10-6800K, ở xung nhịp mặc định. Với phần mềm 3DMark 13 mới nhất, 6800K ghi được điểm số khá tốt, 933 điểm cho phép thử Fire Strike. Với 3DMark 11, hệ thống ghi được 1263 điểm Performance và tương tự là 5840 điểm ở 3DMark Vantage.
- Bộ xử lý: AMD APU A10-6800K Richland
- Bo mạch chủ: Asus F2A85-M Pro
- Bộ nhớ: RAM Hyper X Beast 8GB x2, bus 1866MHz
- Lưu trữ: SSD Hyper X 3000
- Nguồn điện: Zalman ZM400LE, 400W
- Thùng máy: không để ý
- Quạt tản nhiệt CPU: Deep Cool, quạt gió
- Màn hình: tivi LCD LG 65 inch, Full HD, 3D support
Với ứng dụng PCMark 7 đo hiệu năng toàn bộ hệ thống, bộ máy ghi được 2066 điểm, tương tự là 866 điểm với PCMark 8.
Để thử hiệu năng xử lý game, mình sử dụng benchmark có sẵn trong 3 game là Devil May Cry 4, Resident Evil 5 và Tomb Raider 2013. Chip đồ họa tích hợp HD 8670D trong 6800K không gặp nhiều khó khăn trong những game ra đời đã vài năm và có đồ họa không nặng RE5, DmC4... Ở thiết lập đồ họa cao nhất và độ phân giải Full HD thì con chip vẫn xử lý trơn tru, với RE5 là trên dưới 30FPS và DmC4 là từ 36-60FPS.
Đặc biệt, với game Tomb Raider 2013 ra mắt hồi đầu năm nay, bộ độ A10-6800K và HD 8670D vẫn có thể chơi được game ở độ phân giải Full HD, thiết lập LOW ở mức khung hình trung bình 24FPS.
Về nhiệt độ, quạt Deep Cool làm việc rất tốt nên nhiệt độ của APU chỉ loanh quanh 40-50 độ C, với nhiệt độ các nhân dưới 10 độ C khi idle và không quá 40 độ khi benchmark và stress. Ở điều kiện nhiệt độ phòng máy lạnh khoảng 26 độ C.
Như đã nói ở trên, A10-6800K được mở khóa hệ số nhân dành cho việc ép xung. Qua thử nghiệm của mình, 6800K có thể nâng lên mức 4,8GHz bằng cách thay đổi hệ số nhân mặc định từ 44 lên 48 và các tùy chỉnh OC khác đều để ở auto, tức là không cần quan tâm đến điện thế CPU, điện thế RAM, chipset... Hệ thống lúc này vẫn chạy hoàn toàn ổn định và vượt qua mọi phép thử benchmark cũng như stress bằng phần mềm AIDA64 để thử độ ổn định (stability test).
Sau khi "chích" thêm tí điện thế, mình có thể đẩy 6800K lên và chạy ổn định ở mức 5GHz cũng vởi tản nhiệt khí Deep Cool kể trên. Nhiệt độ lúc này của nhân CPU cao nhất là 60 độ C khi chạy benchmark. Song song với việc OC lên 5GHz, mình cũng đẩy xung RAM lên 2133MHz và thử benchmark lại, điểm số của bộ đôi 6800K và HD 8670D cũng được cải thiện khá đáng kể. Lúc này chúng ta có thể chơi game Tomb Raider ở mức LOW với khung hình trung bình là 27FPS, khi cao nhất có thể đạt 31FPS.
Kết luận:
Tuy Richland có cùng tiến trình 32nm và kiến trúc Piledriver giống với Trinity, nhưng chiếc "bình cũ - rượu mới" này đã được làm mới hơn với khả năng tản nhiệt tốt, chạy ổn định và dễ dàng OC hơn thế hệ cũ. Ngoài ra, Richland cũng được tích hợp thế hệ iGPU Radeon HD 8000 series mạnh mẽ, hỗ trợ thiết lập song song với card đồ họa rời nên hứa hẹn sẽ là lựa chọn cho những game thủ đam mê hiệu năng nhưng không dư dả về tiền bạc.
A10-6800K có giá 142$ ở thị trường Mỹ, tuy chưa có giá chính thức ở Việt Nam nhưng hiện tại Trinity A10-5800K đang được bán với giá 2,8 triệu đồng, như vậy có thể trong thời gian tới thì A10-6800K, model cao cấp nhất của Richland cũng chỉ có giá trên dưới 3,5 triệu đồng mà thôi.
Ưu điểm:Cám ơn Kingston Việt Nam cho mượn RAM và SSD Hyper X cho bài viết này.
- Mát mẻ, chạy ổn định
- Xung nhịp cao, xung gốc 4,1GHz và 4,4GHz khi Turbo Core
- GPU tích hợp mạnh, có thể chơi các game mới ở mức LOW, Full HD
- Giá cả phù hợp so với hiệu năng đem lại
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
[Trên tay] APU AMD Richland A10-6800K Black Edition và benchmark
Nhãn:
AMD
,
APU Richland
,
HD 8670D
,
Máy tính
,
Máy tính Windows
,
mở khóa hệ số nhân
,
Piledriver
,
Richland
,
Richland A10 6800K
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU