Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Tổng hợp Google I/O 2013: Hangouts mới, nâng cấp Google+, S4 chạy ROM gốc, Google Maps mới...

google-io-2013-registration copy

Sự kiện Google I/O diễn ra hằng năm là dịp để Google giới thiệu những sản phẩm mới nhất của họ, bao gồm phần cứng, phần mềm và tất nhiên là không thể thiếu các dịch vụ trực tuyến mà họ đang nắm giữ. Năm nay chúng ta thấy có bản đồ Google Maps giao diện mới và chức năng mới, Hangouts có thêm tính năng chat bên cạnh gọi video, Google+ có giao diện mới và có thêm Galaxy S4 chạy ROM gốc giống của Android như các máy Nexus...

Keynote sự kiện Google I/O 2013

1. Hangouts có thể chat; Google+ giao diện mới
hangouts

Hangouts là một chức năng của mạng xã hội Google+ cho phép thực hiện cuộc gọi video giữa những người dùng Google+ với nhau. Trước khi sự kiện I/O diễn ra, nhiều tin đồn cho biết hãng sẽ giới thiệu thêm dịch vụ chat mang tên Babel cho Google+ nhưng sau cùng hóa ra đó là một bản cập nhật bổ sung tính năng chat cho Hangouts, cho phép người ta có thể chat chit lẫn gọi video luôn với cái tên chính thức sau cùng là Hangouts chứ không gọi là Babel nữa. Hangouts ngoài phiên bản chạy trên web còn có thể chạy trên cả iOSAndroid.

Xem thêm: Google giới thiệu Hangouts: dịch vụ trò chuyện hợp nhất cho Android, Chrome và iOS.


Mạng xã hội Google+ là một sản phẩm mới, tuy nó không phổ biến như Facebook nhưng rất được Google quan tâm chăm chút, lần cập nhật mới đây nhất của Google+ đó là giao diện đã được làm mới gần như toàn bộ, các bài post trên Google+ sẽ được sắp xếp dàn trải theo từng ô gống như dạng tạp chí và có thể thay đổi bố cục theo kích thước màn hình, khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ trình duyệt thì các ô post sẽ tự động điều chỉnh chiều ngang cho phù hợp hơn.

Thêm một điểm mới nữa cho Google+ đó là tính năng Auto Awesome cho ảnh, khi upload ảnh lên Google+ thì bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn chỉnh sửa ảnh tự động hơn ví dụ như tự động ghép nhiều hình lại để tạo thành một ảnh GÌ chuyển động (dạng Motion), tự động tạo ảnh HDR qua 3 tấm ảnh có độ phơi sáng khác nhau, tự động tạo ảnh chụp nhóm với mặt ai cũng cười sau khi gộp nhiều tấm lại với nhau, tự động ghép ảnh Panorama và tự động tạo ảnh dạng Photobooth khi bạn chụp hình chân dung với nhiều cảnh nền khác nhau.


2. Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Google Play Music All Access, phí 9,99$/tháng
google music

Đây là một dịch vụ nghe nhạc trực tuyến mới, có phí và được xây dựng dựa trên kho nhạc có sẵn trong kho nhạc của Google Play, đồng thời hãng cũng đã ký kết với 3 hãng âm nhạc lớn khác của Mỹ đó là Warner Music Group, Universal Music và Sony để có thể sử dụng kho nhạc có bản quyền của họ. Với dịch vụ này, người dùng có thể nghe trực tuyến rất nhiều bài nhạc thông qua trình duyệt web hoặc app trên Android với mức phí 9,99 USD/tháng.

3. Kho ứng dụng Google Play phiên bản dành cho giáo dục (Education)
google play education

Google Play Education là một phiên bản khác của kho ứng dụng Google Play nhưng hướng đến chủ đề giáo dục hơn. Thay vì tạo thêm một chủ đề giáo dục nằm trong kho ứng dụng thì Google quyết định làm thêm một phiên bản khác tách biệt hơn, việc này nhằm giúp các nhà quản lý có thể sắp xếp và phân loại các ứng dụng học tập theo hướng chi tiết và khoa học hơn. Ví dụ như phân loại ứng dụng theo lớp học và môn học.

Và tất nhiên, kho ứng dụng mới đòi hỏi các học sinh và giáo viên phải có tài khoản Google, khi giáo viên chọn cài đặt một ứng dụng nào đó thì toàn bộ các tablet của học sinh sẽ được cài chung app đó. Một Giám gốc có tên Chris Yerga của Google cũng cho biết hãng đang có kế hoạch phát triển một chiếc tablet Android có giá thành rẻ hơn để có thể trang bị hàng loạt trong các lớp học. Google Play phiên bản Education sẽ được ra mắt trong mùa Thu này và các lập trình viên có thể nộp app lên kho ứng dụng bắt đầu từ mùa Hè năm nay.

4. Google Play game: Dịch vụ chơi game đa nền tảng giống Game Center
google play game

"Google Play game" trên Android là một tính năng giống như Game Center của iOS, cho phép người chơi có thể thu thập các thành tích (Achievements), lưu trữ dữ liệu lên mây, xem bảng tổng sắp kết quả, tổ chức các trận đấu... Google Play game hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau, do đó lập trình viên cũng có thể tích hợp các tính năng nói trên vào game iOS hoặc game nền web, ngoại trừ việc chơi đối kháng theo thời gian thực thì chỉ mới có cho Android.

Xem thêm: Google ra mắt Google Play game, dịch vụ đa nền tảng hỗ trợ đồng bộ, chia sẻ và chơi game nhiều người.

5. Không có Nexus mới, giới thiệu Galaxy S4 giao diện Android gốc, bootloader mở khóa sẵn, 649 USD cho 16GB
[IMG]

Không có chiếc Nexus mới nào ngoại trừ Galaxy S4 là phần cứng duy nhất được nhắc tới trong phần trình bày về Android ở I/O 2013. Chiếc smartphone Galaxy S4 của Samsung xuất hiện trên sân khấu với giao diện Android gốc, tương tự dòng Nexus chứ không phải chạy giao diện tùy biến TouchWiz như Samsung bán ra.

Như vậy, đây là thiết bị đầu tiên không nằm trong gia đình Nexus được bán ra với giao diện Android gốc. Không chỉ với giao diện thuần Android, Galaxy S4 được bán trên Play Store còn có bootloader mở khóa sẵn, kết nối LTE, 16GB bộ nhớ trong và quan trọng là máy sẽ được nhận những bản cập nhật Android sớm nhất trong tương lai, tương tự như các máy Nexus. Galaxy S4 với giao diện Android thuần khiết này sẽ được bán ra từ 26 tháng 6 tới với giá 649 USD cho AT&T và T-Mobile. Cài sẵn Android 4.2 (Jelly Bean).

Xem thêm tại đây.

6. Nói "OK Google" từ trình duyệt để bắt đầu tìm kiếm
Trình duyệt Chrome và hệ điều hành Chrome OS sẽ có thêm chức năng tìm kiếm bằng giọng nói. Theo đó, sau khi mở trình duyệt lên, bạn chỉ cần nói "OK Google" tiếp theo đó là câu hỏi, ví dụ như "show me photos of Vietnam" thì sau đó những kết quả hình ảnh về đất nước Việt Nam sẽ hiện ra. Điểm hay của "OK Google" đó là bạn có thể hỏi nó một cách rất tự nhiên, giống như Siri, mà không cần phải theo một cú pháp cứng nhắc nào cả.

Google cho biết tính năng mới này sẽ sớm có mặt trên Chrome của máy tính, Chrome OS, Android và cả iOS.


7. Google Maps giao diện mới, hiển thị toàn màn hình, tìm kiếm thông minh hơn
Google Maps phiên bản mới sẽ có giao diện tràn đầy toàn màn hình, không còn cái thanh công cụ ở phía bên trái như trước đây. Bản đồ giờ đây sẽ hiển thị được nhiều thông tin nhất có thể. Thiết kế này hữu ích ngay cả khi bạn duyệt maps.google.com bằng trình duyệt của thiết bị di động, đặc biệt là những máy tính bảng với màn hình lớn như iPad, Windows 8. Thiết kế mới của Google Maps giống với Google Now, giống ở khung tìm kiếm cũng như cách thức dùng thẻ để hiển thị thông tin kết quả tìm kiếm. Hiện nay muốn xài Google Maps mới thì bạn cần phải có lời mời, bạn có thể yêu cầu gửi lời mời tại trang web này.

Xem thêm: Google Maps thay đổi giao diện trên tất cả các nền tảng, tối ưu hơn cho tìm kiếm thông tin.



5 mẹo nâng cao để giải phóng dung lượng lưu trữ trên máy Mac

Giai_phong_dung_luong_HDD_SSD_Mac_OS_X
Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn rằng dung lượng ổ lưu trữ trong chiếc máy tính Mac của bạn sẽ đầy dần dần. Đối với những người sử dụng ổ cứng dung lượng lớn cỡ 500GB, 750GB hay 1TB thì đây không phải là vấn đề quá lo lắng (mặc dù nó cũng sẽ đầy, không sớm thì muộn), nhưng với những ai đang gắn SSD cho máy Mac của mình thì câu chuyện dung lượng là cực kì quan trọng. Khi ổ lưu trữ bị đầy, bạn đã thử xóa hết những tập tin cá nhân, những ứng dụng không dùng đến nhưng nó vẫn không giải phóng được bao nhiêu dung lượng trống. Nếu bạn đang trong tình huống đó, hãy tham khảo 5 mẹo vặt trong bài viết này.

Xóa tập tin cache

Cache là có thể tạm dịch là "bộ nhớ đệm". Ở trong OS X, Apple bố trí một thư mục tên là Caches để cho phép lập trình viên lưu tạm dữ liệu của ứng dụng vào đây để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như lưu lại các cấu hình của app, đẩy nhanh tốc độ tải nội dung... Sau một thời gian sử dụng, thư mục này sẽ đầy lên và dung lượng HDD/SSD mà nó chiếm dụng càng nhiều hơn.

Để xóa bớt những thứ không còn dùng, bạn ra ngoài Desktop, nhấn Command + Shift + G. Trong hộp thoại mới xuất hiện, nhập vào dòng ~/Library/Caches/ rồi nhấn Enter. Một cửa sổ Finder sẽ mở ra đúng ngay thư mục Caches. Thế nhưng mặc định OS X không cho chúng ta thấy dung lượng của thư mục, thế nên bạn phải vào menu View > Show View Options (hoặc nhấn Command + J). Đánh dấu chọn vào ô "Calculate all the sizes". Chờ một lát để Finder tính toán xong hết dung lượng folder.

Giai_phong_dung_luong_mac

Tiếp tục chuyển cửa sổ Finder sang dạng xem theo danh sách cho dễ theo dõi bằng cách nhấn vào biểu tượng bốn sọc ngang như đánh dấu ở hình trên (hoặc nhấn Command + 2). Giờ đây bạn sẽ thấy được thư mục cache có dung lượng lớn nhất nằm ở trên cùng và cứ thể giảm dần. Bạn hãy xem những thứ nào bạn không cần dùng đến để xóa bớt đi, có thể là các folder cache của những ứng dụng cũ chẳng hạn. Lưu ý rằng bạn phải cẩn thận nhé, nếu xóa nhầm những thứ hay dùng thì phiền lắm đó. Bạn cũng có thể xóa một số file nhất định trong folder mà thôi (ví dụ, mình chỉ xóa những file cache của Adobe Raw từ tháng 3 trở về trước).

Xóa dữ liệu giọng nói ra khỏi máy Mac

Đối với những người sử dụng ổ SSD như mình, dung lượng trống là rất quan trọng (bởi mình không có tiền để chọn mua ổ dung lượng lớn), do đó mình luôn tìm cách xóa hết những tập tin nào không cần sử dụng. Trong số đó có những tập tin mà OS X dùng để chuyển đổi văn bản thành giọng nói (text-to-speech) và chúng cũng chiếm dung lượng kha khá lớn.

Để xóa các file text-to-speech, các bạn thực hiện như sau: chạy ứng dụng Terminal lên (có thể tìm thấy trong thư mục Applications > Utilities > Terminal hoặc nhấm Command + Space, gõ Terminal). Khi cửa sổ Terminal đã xuất hiện, nhập (hoặc copy-paste) lần lượt hai dòng lệnh sau:

Code:
cd /System/Library/Speech/ sudo rm -rf Voices/*
Sau khi chạy hai dòng lệnh này, hai máy mình trống thêm được khoảng 300MB và 500MB. Một con số cũng khá lớn đấy chứ. Đủ để chứa hàng thêm hàng tá tập tin văn bản và vài app nữa.

Trong trường hợp bạn CÓ SỬ DỤNG text-to-speech, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ xóa đi những file thuộc các app không dùng đến trong thư mục /System/Library/Speech/Voices/. Nhưng mình nghĩ số lượng các bạn sử dụng text-to-speech không nhiều.

Xóa thư mục hỗ trợ của Steam

Steam là một nền tảng chơi game được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mình có dùng Steam, và mình biết nhiều bạn khác cũng đang dùng Steam để chơi game trên Mac. Nếu bạn cũng thế, hãy tham khảo thủ thuật sau để giải phóng bộ nhớ.

Trước hết, các bạn vào Finder, nhấn Command + Shift + G, sau đó nhập dòng ~/Library/Application Support/ rồi nhấn Enter. Trong thư mục này bạn sẽ tìm thấy thư mục nhỏ hơn có tên gọi Steam và ở đó có chứa nhiều file của các game mà bạn không còn chơi nữa. Để xem dung lượng của folder, bạn cũng làm giống hướng dẫn ở thủ thuật số 1, đó là nhấn Commad + J, chọn ô Calculate All Sizes. Bạn sẽ thấy những game nào đang làm giảm dung lượng ổ lưu trữ. Nhưng nhớ là chỉ xóa data của những game nào không còn chơi thôi nhé, và nếu bạn chỉ cài 1-2 game trong máy thì thôi không cần xóa cũng được.

Xóa các log hệ thống và tập tin cache của QuickLook

Log là những tập tin dùng để ghi lại các hoạt động của một thứ gì đó và nó thường dùng để ghi nhận lỗi, theo dõi hiệu năng app. Số lượng log cũng như dung lượng log sẽ ngày càng nhiều lên mặc dù log chủ yếu chỉ là các file văn bản thuần túy. Tuy nhiên, với hầu hết người dùng thông thường thì chúng ta chẳng cần phải đọc những dòng log này để làm gì cả. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể xóa chúng đi một cách an toàn mà không phải lo lắng.

Để xóa log, bạn chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau:

Code:
sudo rm -rf /private/var/log/*
Lưu ý rằng máy sẽ yêu cầu bạn nhập password. Nếu cần, bạn có thể thực hiện việc xóa log khoảng 1 tháng 1 lần bởi khi xóa đi thì các ứng dụng và dịch vụ sẽ tạo lại log, và cũng theo thời gian chúng lại lớn lên. Mình đã xóa log sau 3 tháng sử dụng máy và được thêm tới 2GB trống lận.

Ngoài ra, bạn còn có thể xóa bộ nhớ đệm của tính năng QuickLook. Nó là tính năng xem trước nội dung của một tập tin nào đó khi bạn nhấn phím Spacebar. Ví dụ, chọn một tập tin ảnh ở desktop, nhấn Spacebar thì bạn sẽ thấy ảnh xem trước của nó, còn nếu chọn một file MP3 thì sẽ được nghe nhạc. Và để hoạt động được, QuickLook cần dùng đến bộ nhớ đệm và chúng ta hoàn toàn có thể xóa nó đi bằng cách chạy Terminal, nhập dòng lệnh sau (Terminal cũng sẽ đòi bạn nhập password):

Code:
sudo rm -rf /private/var/folders/
Vô hiệu hóa chế độ SafeSleep trên máy Mac

Vào năm 2005, Apple có ra mắt một tính năng tên là SafeSleep. Về cơ bản, đây là một chế độ "nghỉ đông" (trên Windows gọi là Hibernate) và nó có khả năng lưu lại trạng thái hoạt động của máy Mac. Nhờ đó mà khi bạn khởi động lên, máy Mac sẽ phục hồi lại đúng như thời điểm mà bạn tắt máy, ngay cả khi pin đã cạn hoặc bạn shutdown hoàn toàn.

Ở OS X Lion, Apple tiếp tục giới thiệu thêm hai tính năng mới là Autosave và Resume với cách hoạt động giống SafeSleep. Do đó, việc vô hiệu hóa SafeSleep không gây ảnh hưởng đến Autosave và Resume mà lại có thể giúp bạn giải phóng được vài GB dung lượng. Nếu bạn thường cắm sạc khi máy gần hết pin chứ không để pin bị cạn sạch thì hãy sử dụng thủ thuật này.

Để thực hiện việc này, chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau để vô hiệu hóa SafeSleep.

Code:
sudo pmset hibernatemode 0
Tiếp tục nhập thêm dòng lệnh sau để xóa những tập tin ảnh ổ đĩa mà SafeSleep đã tạo ra

Code:
sudo rm /var/vm/sleepimage
Nếu bạn gặp vấn đề gì đó và muốn kích hoạt loại SafeSleep "cho nó lành" thì nhập vào Terminal dòng sau:

Code:
sudo pmset -a hibernatemode 3
Một số thứ khác bạn nên làm khi cần giải phóng dung lượng trống cho Mac
  • Xóa thùng rác. Mình thấy có nhiều bạn, nhất là nhiều bạn mới tiếp cận với Mac, không chịu xóa trash, và khi xóa được rồi thì thấy trống được tối 2-3GB, có người còn hơn như thế tùy vào kích thước file đã delete.
  • Xóa các ứng dụng bạn không dùng đến. Bạn có thể dùng thêm app http://www.appzapper.com để hỗ trợ việc gỡ ứng dụng được sạch sẽ hơn
  • Xóa các file *.dmg không còn xài đến vì chúng đã được cài vào máy của bạn rồi mà.
  • Nên tính đến chuyện chép những thứ ít dùng hoặc không dùng ra ổ cứng ngoài. Bạn có nhiều lợi ích khi làm việc này: khi mấy máy thì dữ liệu không bị mất theo, lỡ máy hư còn có cái để chép vào lại.
  • Có thể dùng các dịch vụ như Dropbox, Box, SkyDrive để lưu tập tin không còn dùng đến, lợi ích là bạn có thể truy cập chúng mọi lúc mọi nơi (mọi dữ liệu quan trọng của mình, mình lưu hết lên mây, lưu thêm một bản ở ổ cứng ngoài). Sau khi di chuyển lên mây rồi thì xóa bớt dữ liệu trong máy đi.
  • Xóa cache của trình duyệt. Cái này thì tùy từng browser mà sẽ có cách thực hiện khác nhau, nhưng nhìn chung thì bạn sẽ cần phải vào Preferences của trình duyệt > Privacy > Cache/Cookie/History data (hoặc các chữ tương đương).

Gumball 3000 2013 và những chiếc xe trong ngày khai mạc

gumball-3000-2013-army
Biểu tượng Gumball 3000 2013

Gumball 3000 là một lễ hội xe hơi đường phố thường niên diễn ra trên nhiều tuyến đường khác nhau trên thế giới với quãng đường lên đến 3.000 dặm (4.800 km). Được thành lập vào năm 1999 bởi Maximillion Cooper, mỗi năm Gumball 3000 có số lượng xe tham gia khoảng 120 chiếc, trong đó chủ yếu là những chiếc siêu xe được trang trí sặc sỡ và độc đáo. Mặc dù có cấu trúc giống như một cuộc đua xe, thế nhưng Gumball 3000 không có giải thưởng cho chiếc xe nhanh nhất hay kết thúc chặng đường với thời gian ngắn nhất. Bản tổ chức nhấn mạnh rằng, Gumball 3000 là một cuộc phiêu lưu trên đường và không phải là một cuộc đua.

Đặc biệt, những chiếc xe trong thời gian tham gia Gumball 3000 được làm biển số tùy theo ý muốn. Còn nhớ tại Gumball 3000 2011, sự xuất hiện của một chiếc Rolls-Royce Phantom Mansory Conquistador mang biển số Gia Lai, Việt Nam 81K-8888 đã khiến nhiều người bất ngờ.

Năm nay, Gumball 3000 2013 đánh dấu lần thứ 15 lễ hội này được tổ chức và sẽ có 100 thành viên tham dự. Không giống như năm ngoái với địa điểm diễn ra trên đất Mỹ, năm nay Gumball 3000 sẽ được tổ chức tại châu Âu. Ngoài những người bình thường tham dự, Gumball 3000 còn có sự góp mặt của những người nổi tiếng như tay trượt ván Tony Hawk, ngôi sao Baywatch David Hasselhoff. Những chiếc xe tham gia cũng khá nhiều chủng loại, từ siêu xe, xe độ cho đến xe bình thường, nói chung, Gumball 3000 không quá cầu kỳ về xe mà quan trọng là sự đam mê của những người tham gia. Lộ trình Gumball 3000 2013 được bắt đầu tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và kết thúc sau 3.000 dặm đường tại Monaco, Pháp.

Lộ trình Gumball 3000 2013:
  • 18-19/5: Bắt đầu tại Copenhagen.
  • 19/5: Chấm điểm, đến tối đoàn ở lại trên thuyền và hành trình đến Phần Lan.
  • 20/5: Helsinki, thủ đô Phần Lan.
  • 20/5: St.Petersburg.
  • 21/5: Chấm điểm tại Tallinn, thủ đô của Estonia.
  • 21/5: Riga, thủ đô của Latvia.
  • 22/5: Chấm điểm tại Vilnius, thủ đô của Lithuania.
  • 22/5: Warsaw, thủ đô của Ba Lan.
  • 23/5: Chấm điểm tại Krakow, thành phố lớn thứ hai Ba Lan.
  • 23/5: Vienna, thủ đô của Áo.
  • 24-25-26/5: Kết thúc tại Monaco, Pháp.
Dưới đây là những chiếc xe trong ngày khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch.