Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

[SG.Airshow] Bên trong Lockheed C-130 Hercules: máy bay vận tải tầm trung có tuổi đời hơn 50 năm

tinhte.vn-c-130-500.

C-130 Hercules là chiếc máy bay vận tải quân sự do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được bàn giao cho Không lực Singapore (RSAF) lần đầu tiên vào năm 1977. Nhiệm vụ của C-130 khá đa dạng nhưng chỉ nhằm vào các mục đích hỗ trợ và vận chuyển là chính, bao gồm các công tác vận chuyển bộ binh (tối đa 92 chú), lính nhảy dù, vận chuyển thương binh với tối đa 74 băng ca kèm 2 cứu thương hoặc chuyên chở được tới hơn 19 tấn hàng hóa các loại. Ngoài ra người ta còn dùng C-130 Hercules để tiếp nhiên liệu trên không, tìm kiếm mục tiêu, sơ tán...

Chiếc C-130 Hercules có một biến thể khác là AC-130 cũng do Lockheed sản xuất, AC-130 được trang bị nhiều vũ khí hạng nặng trên thân máy bay để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, còn C-130 thì không có hệ thống vũ khí riêng. Ngoài AC-130 ra thì nó còn có hơn 40 biến thể khác nhau và đã phục vụ hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. C-130 được sản xuất lần đầu và sử dụng tại Mỹ, sau đó là Úc và nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu đặt mua C-130 bởi các khả năng chuyên chở đáng giá của nó. Ngoài các mục đích quân sự thì C-130 còn đóng vai trò vận chuyển chính trong các công tác y tế, cứu nạn và dân sự. Theo như trang Wikipedia cho biết thì C-130 là chiếc máy bay quân sự duy nhất vẫn còn được sản xuất sau hơn 50 năm kể từ đầu những năm 1950, với ngần ấy thời gian chinh thiến thì khó mà có thể kể hết được những nhiệm vụ mà chiếc máy bay này đã kinh qua.

Khả năng chuyên chở của C-130:
Một tổ bay 5 người kèm với một trong các lựa chọn sau:

  • 92 lính bộ binh hoặc 72 lính với đầy đủ trang thiết bị cho mỗi người.
  • 64 lính nhảy dù.
  • 74 băng ca và 2 lính cứu thương dùng để chuyên chở người bị nạn.
  • Vận chuyển hàng hóa tối đa hơn 19 tấn.
Thông số kỹ thuật của C-130 Hercules:
  • Hãng sản xuất: Lockheed Martin.
  • Giới thiệu lần đầu: 1957 tại Mỹ.
  • Động cơ: 4 động cơ cánh quạt T56-A-15 của hãng Rolls Royce, mỗi động cơ cho công suất 3.362 KW.
  • Mục đích: Vận tải quân sự.
  • Chi phí sản xuất: khoảng 30 triệu USD (C-130H).
  • Vận tốc tối đa: 320 Knot (~592,64 km/h)
  • Phạm vi hoạt động: 8.890 km
  • Thời gian bay nhiều nhất: 15 giờ
  • Độ cao tối đa: 12.200 mét
  • Các biến thể khác: AC-130 Spectre/Spooky, DC-130, EC-130, HC-130, KC-130, LC-130, MC-130, WC-130, L-100 Hercules...
tinhte.vn-c-130-01.
Bên ngoài C-130 Hercules

tinhte.vn-c-130-02.
4 động cơ cánh quạt được phân bổ ở hai bên cánh

tinhte.vn-c-130-03.
Một vài thông số cơ bản của C-130

tinhte.vn-c-130-04.
Phần đầu máy bay với nhiều cửa sổ quan sát

tinhte.vn-c-130-05.

tinhte.vn-c-130-06.
Đuôi máy bay được mở rộng để có thể tải quân nhanh và dễ dàng.

tinhte.vn-c-130-07.
Ghế dùng cho quân lính bên trong thân máy bay

tinhte.vn-c-130-08.
Cuối dãy là cửa dùng để đi lên khoang lái và có cửa bên hông để xuống máy bay.

tinhte.vn-c-130-09.
Thành máy bay được tận dụng để treo các thiết bị chuyên dụng ví dụ như đồ dùng y tế hoặc thang...

tinhte.vn-c-130-10.
Khoang máy bay rất rộng để có chể chứa được các loại hàng hóa lớn.

tinhte.vn-c-130-11.

tinhte.vn-c-130-12.

tinhte.vn-c-130-13.

tinhte.vn-c-130-14.
Hệ thống móc dùng để cố định các loại hàng hóa bên trong thân tàu khi được chở bằng C-130

tinhte.vn-c-130-15.

tinhte.vn-c-130-16.

tinhte.vn-c-130-17.
Khoang lái gồm 4 vị trí, 2 vị trí phía trước dành cho phi công, 1 ngồi đằng sau dành cho kỹ sư máy bay và 1 bên cạnh (phía bên phải kỹ sư) là người điều hướng.

tinhte.vn-c-130-18.

tinhte.vn-c-130-19.
Đằng sau khoang lái có lỗ thoát hiểm, bên dưới là 2 chiếc giường dùng để nghỉ ngơi.

tinhte.vn-c-130-20.
Mỗi chuyến bay có thể kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ nên việc thay nhau nghỉ ngơi là rất cần thiết trong tổ bay.

tinhte.vn-c-130-21.
Chỗ ngồi của người điều hướng (Navigator).

tinhte.vn-c-130-22.
Sách hướng dẫn bay.

tinhte.vn-c-130-23.
Cửa phụ ở bên hông máy bay.

tinhte.vn-c-130-24.
Động cơ của C-130 do hãng Rolls Royce sản xuất.

tinhte.vn-c-130-25.
Cửa phụ ở phía đuôi.

tinhte.vn-c-130-26.

tinhte.vn-c-130-27.