Hiện nay chúng ta đã quá quen thuộc với những cái tên như iOS, Windows Phone, Android, Symbian. Chúng là những hệ điều hành có mặt trên hầu hết các mẫu smartphone và tablet đang có mặt trên thị trường, trên tất cả các phân khúc từ bình dân cho đến cao cấp. Đến đầu năm nay, chúng ta có thêm một thành viên mới gia nhập vào lĩnh vực này, đó chính là Firefox OS. Đây là một OS nguồn mở được Mozilla, nhà phát triển của trình duyệt Firefox, xây dựng riêng cho những điện thoại thông minh cũng như máy tính bảng. Điểm đặc biệt của Firefox OS đó là nó hoạt động dựa trên các chuẩn web mở như HTML5, JavaScript, còn phần cứng thì chạy trên các chip của Qualcomm sản xuất. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn vài thông tin về lịch sử cũng như đặc điểm và tiềm năng của Firefox OS trong thế giới di động hiện tại.
1. Lịch sử ra đời và những thiết bị đầu tiên chạy Firefox OS
Vào ngày 25/7/2011, Tiến sĩ Andreas Gal, giám đốc bộ phân nghiên cứu của Mozilla giới thiệu đến một số lập trình viên về dự án "Boot to Gecko" (B2G) mà hãng đang phát triển. Bản nháp của dự án này nằm là nhằm "theo đuổi mục tiêu xây dựng một hệ điều hành hoàn chỉnh và độc lập cho thế giới web mở". Hệ điều hành này phải giúp lập trình viên có thể xây dựng được các ứng dụng nền web tốt như những ứng dụng nội tại (native app, vốn là những phần mềm mà các bạn thường sử dụng trên BlackBerry 10, iOS, Android hay Windows Phone). Tất nhiên, vì Boot to Gecko nhắm đến các thiết bị di động nên nó phải hỗ trợ những tính năng mà người dùng mong muốn ở một sản phẩm hiện đại, ví dụ như khả năng nghe gọi, nhắn tin, chụp ảnh, quay phim, kết nối 3G/Wi-Fi, GPS.
Kể từ đó, Mozilla đặt ra mục tiêu xây dựng Boot to Gecko với những trọng tâm gồm có:
- Web API: những hàm lập trình giúp ứng dụng nền web truy cập được những chức năng của thiết bị và hệ điều hành, ví dụ như camera, chipset, bộ thu phát sóng không dây, bộ quản lí nguồn,…
- Một mô hình phân quyền cho phép thư viện API có thể được sử dụng một cách an toàn bởi các ứng dụng nền web.
- Những dòng mã ở cấp thấp nhất thì chịu trách nhiệm thiết lập nên một nền tảng cơ bản, đồng thời giúp Boot to Gecko có thể khởi động được khi hoạt động trên những phần cứng của thiết bị Android.
Một số nguyên mẫu về giao diện của Boot to Gecko thuở sơ khaiĐến ngày 2/7/2012, Mozilla ra quyết định đổi tên Boot to Gecko thành Firefox OS. Đến đây thì chắc các bạn đã cảm thấy quen thuộc hơn vì Firefox chính là trình duyệt nổi tiếng cũng do Mozilla phát triển. Ngay từ thời điểm trứng nước này, Firefox OS đã đón nhận sự hỗ trợ khá tốt từ phía các nhà mạng trên thế giới như Deutsche Telekom, Smart, Sprint, Telecom Italia, Telefonica và Telenor. Riêng Telefonica và phòng nghiên cứu Innovation Labs của Deutsche Telekom đã công bố hỗ trợ cho dự án kể từ trước đó khá lâu. Cũng trong dịp 2/7, Mozilla cho biết các thiết bị đầu tiên sử dụng Firefox OS sẽ được sản xuất bởi TCL Communication Technology/Alcatel One Touch và ZTE, tất cả đều chạy trên vi xử lý Snapdragon của Qualcomm.
Mười tám ngày sau đó, tức 20/7/2012, Mozilla đang tải phiên bản nightly (bản thử nghiệm rất sơ khai" của Firefox lên mạng, đồng thờ cung cấp một phần mềm giả lập để cho phép các nhà phát triển dùng thử hệ điều hành này trên Windows, OS X và Linux. Ngay lập tức những hình ảnh về giao diện của Firefox OS được truyền đi khắp Internet và nó gây được ấn tượng bởi sự đơn giản trong thiết kế nhưng vẫn sinh động và bắt mắt. Và tất nhiên, tất cả những ứng dụng dành cho Firefox OS đều được thiết kế và lập trình bằng HTML5, JavaScript cùng nhiều chuẩn web mở khác, vốn đang được sử dụng trên rất rất nhiều website trên toàn thế giới.
Đến tháng 9 năm 2012, hàng loạt tin tức rò rỉ về Firefox OS rò rỉ trên mạng. Đầu tiên là hình ảnh Firefox Marketplace, kho ứng dụng của Firefox OS, sau đó đến lượt các ảnh rò rỉ Firefox OS trên thiết bị thực tế. Ngay cả một hãng thông tấn lớn như Wall Street Journal cũng dẫn nguồn đáng tin cậy để tiết lộ ngày ra mắt của Firefox OS cùng với các thiết bị dùng chip Qualcomm.
Tới cuối tháng 9, Mozilla lên tiếng chia sẻ về những triết lý thiết kế mà hãng đã áp dụng cho đứa con của mình. Trên blog của hãng, nhà thiết kế Patryk Adamczyk đã đưa ra chi tiết về cách thức mà nhóm phát triển tạo ra giao diện cho hệ điều hành, cách sử dụng icon, phương pháp phối hợp chữ với nhau cũng như các thành phần âm thanh đã được sử dụng để làm Firefox OS trở nên hiện đại và đẹp hơn. Mozilla cũng có nhắc đến việc chọn màu nền, trong đó gam màu tối chủ yếu được dùng cho những ứng dụng giải trí để mang lại trải nghiệm "như đang xem cine", còn màu sáng thì dành cho các tiện ích nhằm "tạo cảm giác như đang trong văn phòng". Việc chọn màu cho icon cũng giống như thế, trong đó những biểu tượng cho ứng dụng có liên quan đến điện thoại sẽ có màu xanh lá, phần mềm giải trí thì xanh dương, công cụ làm việc thì màu cam, còn phần cài đặt và tiện ích khác là màu xám.
Đến ngày 12/12/2012, Mozilla chính thức ra mắt phiên bản 1.0 của công cụ giả lập Firefox OS. Đến thời điểm này, người ta đã có cái nhìn rất chi tiết về hệ điều hành mà Mozilla ấp ủ bấy lâu nay. So với bản nightly, giao diện được cải tiến khá nhiều, chủ yếu theo hướng dễ nhìn hơn và đơn giản hơn nhưng vẫn giữ lại vẻ sinh động vốn có. Vì việc cài đặt bộ giả lập này rất dễ dàng, do đó người dùng bình thường cũng có thể thử trải nghiệm xem Firefox trông ra sao, cách hoạt động như thế nào.
Ngày 22/1/2013, Mozilla công bố Peak và Keon, hai smartphone chạy Firefox OS được thiết kế chủ yếu nhắm đến các nhà phát triển và lập trình viên. Thực tế, hai chiếc điện thoại này đơn giản chỉ là thiết bị phần cứng được Mozilla dùng để đặt hệ điều hành vào bên trong - tương tự như những gì RIM đã thực hiện với chiếc BlackBerry Dev Alpha của hãng. Tuy nhiên khác với Dev Alpha, hai smartphone này có tích hợp chip 2G/3G, vì vậy nó có thể thực hiện các tính năng thoại, tin nhắn như thông thường.
Về cấu hình phần cứng, đầu tiên là Keon, máy được trang bị màn hình 3,5", độ phân giải HVGA (480 x 320), CPU Snapdragon S1, xung nhịp 1GHz, RAM 512 MB, camera 3MP. Trong khi đó, Peak, như đã nói ở trên có phần cao cấp hơn khi có màn hình 4,3", qHD, CPU Snapdragon S4 lõi kép, xung nhịp 1,2GHz. Ngoài ra, pin của Peak cũng có dung lượng cao hơn Keon (1800 mAh so với 1580 mAh).
Ngày 25/3/2013, thời điểm quan trong cuối cùng cũng đã đến. Tại triển lãm MWC 2013, Mozilla đã cùng hai đối tác là ZTE và Alcatel giới thiệu hai sản phẩm thương mại đầu tiên chạy Firefox OS: ZTE Open và Alcatel One Touch Fire. Cả hai đều được thiết kế dựa trên thiết bị tham chiếu Keon. ZTE Open sử dụng màn hình 3,5" độ phân giải 320 x 480, CPU một nhân Cortex-A5 1GHz, RAM 256MB, bộ nhớ trong 512MB, hỗ trợ mở rộng bằng thẻ microSD. Open sở hữu máy ảnh phía sau 3,2 megapixel, kết nối Wi-Fi, Bluetooth, GPS và pin 1200mAh. Chiếc One Touch Fire của hãng Alcatel cũng có cấu hình tương tự như trên, chỉ khác là pin được nâng lên 1400 mAh. Open và One Touch Fire sẽ nhắm vào phân khúc tầm thấp và có nhiều tùy chọn màu sắc khác nhau.
Với sự xuất hiện của hai thiết bị này, Mozilla đã một lần nữa nhấn mạnh lại rằng Firefox OS sẽ không đối đầu trực tiếp với các nền tảng cao cấp hiện hữu như iOS, Android hay Windows Phone. Thay vào đó, hệ điều hành của Mozilla sẽ đánh vào phân khúc điện thoại giá rẻ nhằm đưa trải nghiệm sử dụng smartphone đến người dùng tại các thị trường mới nổi trên thế giới. Đó chính là lý do mà chúng ta thấy được cấu hình thấp của hai chiếc Open và One Touch Fire.
2. Đối tác phần cứng
Như chúng ta đã biết, Mozilla là bên chịu trách nhiệm phát triển phần mềm và nền tảng, còn muốn đưa được thiết bị đến người tiêu dùng thì không thể không kể đến các hãng làm phần cứng. Ở MWC 2013, Mozilla thông báo rằng ngoài ZTE và Alcatel, hãng cũng sẽ bắt tay với LG và Huawei. Sony cũng có một động thái khiến giới công nghệ bất ngờ khi tuyên bố nhảy vào mảng Firefox OS. Bob Ishida, quyền CEO và trưởng bộ phận sản phẩm của Sony Mobile, cho biết các kĩ sư của hãng "hiện đang làm việc với Firefox OS và HTML5, những công nghệ đang tiến hóa và có tiềm năng lớn". Sony kì vọng thiết bị đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường trong năm 2014. Ishida nói thêm rằng Firefox OS sẽ tạo cơ hội để Sony tiếp cận với các phân khúc mới, đồng thời mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn với những thiết bị "cao cấp" của Sony.Một số đối tác phần cứng và nhà mạng hợp tác với Mozilla trong việc phát triển Firefox OS
Được biết những thiết bị đầu tiên chạy Firefox OS sẽ được ra mắt vào khoảng giữa năm nay, có thể là vào tháng 6 hoặc tháng 7 tùy vùng miền. Nơi đầu tiên được phân phối các máy Firefox OS sẽ là Nam Mỹ, sau đó đến lượt Châu Á và Châu Âu. Mỹ cũng sẽ có máy Firefox OS nhưng phải đến tận năm 2014 các hãng mới mang sản phẩm của mình đến nơi này.
3. Vi xử lí Qualcomm và vai trò đối với Firefox OS
Ngoài những bên trực tiếp sản xuất thiết bị, Mozilla còn hợp tác riêng với Qualcomm để tối ưu hóa hệ điều hành của mình cho những vi xử lí Snapdragon. Qualcomm nói rằng "với Firefox OS, các lập trình viên có thể tận dụng sức mạnh của Snapdragon bằng cách sử dụng HTML5 để truy cập đến từng tính năng của thiết bị". Chúng ta có thể lấy ví dụ hai chiếc ZTE Open và Alcatel One Touch Fire, cả hai đều sử dụng chip Qualcomm MSM7225A một nhân Cortex-A5 với xung nhịp 1GHz, đi kèm theo đó là bộ xử lí đồ họa Adreno 200. Chip này chỉ thuộc dòng Snapdragon S1, tuy nhiên nó vẫn đủ sức mạnh để vận hành một nền tảng mở chủ yếu dựa trên các chuẩn web thông dụng và hơn hết là không yêu cầu phần cứng quá mạnh mẽ. Qualcomm MSM7225A có khả năng cung cấp những tài nguyên cần thiết cho hệ thống một cách hợp lí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sử dụng năng lượng. Nói cách khác, việc Firefox OS kết hợp cùng chip Qualcomm hứa hẹn sẽ mang lại thời gian sử dụng pin dài cho người dùng.Ở thời điểm hiện tại, chúng ta khó có thể kì vọng những SoC cao cấp của Qualcomm như Snapdragon S4 Pro, Snapdragon 600, Snapdragon 800 sẽ xuất hiện trên các máy Firefox OS bởi chi phí còn khá cao, trong khi mục tiêu của Firefox OS là những thị trường mới nổi, nơi người ta cần một chiếc máy rẻ và đủ tính năng. Qualcomm nói họ sẽ tiếp tục làm việc với Mozilla để "giúp Firefox OS hoạt động mượt mà trên một số vi xử lí Snapdragon mới. Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ được thấy Snapdragon S2, S3, S4 Play, thậm chí là Snapdragon 200/400 xuất hiện cùng với Firefox OS.
Mozilla cũng không loại trừ khả năng họ sẽ ........ các phân khúc tầm trung và tầm thấp trong tương lai không xa. Có lẽ khi đó thì chúng ta mới thấy được các SoC "đỉnh" của Qualcomm được tích hợp vào các thiết bị Firefox OS. Còn bây giờ, Mozilla và Qualcomm sẽ tập trung khai thác phân khúc bình dân.
4. Các công nghệ web sử dụng trong Firefox OS và kiến trúc hệ điều hành
Như đã nói ở trên, Firefox OS được xây dựng dựa trên rất nhiều chuẩn web mở nhằm tạo sự tương thích giữa ứng dụng dụng với hệ điều hành, đồng thời cho phép hiệu năng hoạt động của web app có thể sánh với native app. Để phục vụ cho điều đó, Firefox OS có ba lớp phần mềm chính, tất cả đều được dựng trên nền Linux.
Gonk (còn gọi là lớp hạ tầng)
Lớp này bao gồm nhân Linux, các driver, modem firmware và một thành phần nhỏ bên trong gọi là lớp giả lập phần cứng (Hardware Abstraction Layer - HAL, có nhiệm vụ như một "driver của mainboard" để ẩn đi sự khác biệt về phần cứng đối với kernel của OS. Nhờ có HAL mà người ta sẽ không phải viết lại kernel mỗi khi đổi sang dùng phần cứng mới).
Gonk còn bao gồm nhiều thư viện phổ biến từ những dự án mã nguồn mở như BlueZ (bộ giao thức để dùng Bluetooth với Linux), libusb (thư viện để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu qua cổng USB), tập lệnh kiểm soát đèn LED và các nút cứng, màn hình cảm ứng, âm thanh, hình ảnh, kiểm soát năng lượng,… Riêng HAL thì chia sẻ nhiều thành phần với HAL của Android, chủ yếu để ẩn đi sự khác biệt giữa các bộ thu phát GPS, camera và nhiều thứ khác. Chúng ta có thể xem Gonk như một bản distro Linux cực kì đơn giản và nó cho phép truy cập thẳng đến phần cứng, điều mà không nhiều hệ điều hành di động khác có thể làm được.
Gecko Runtime
Gecko là một môi trường chạy ứng dụng dành cho Boot to Gecko, và giờ là cho Firefox. Gecko được tích hợp các chuẩn mở như HTML, CSS, JavaScript, vốn là những công cụ hết sức quen thuộc để xây dựng nên hầu hết trang web trên thế giới. Ví dụ như Tinh tế chẳng hạn, nó được viết ra bằng HTML5 (xây dựng bộ khung và các thành phần chính), CSS3 (dùng để dàn bố cục, trang trí web) và JavaScript (lập trình sự kiện, tác vụ,…). Gecko còn mang trong mình các bộ giao thức về mạng, đồ họa, dàn trang web, máy ảo (dùng cho JavaScript) cũng như các cổng giao tiếp.
Gaia
Gaia là tên của giao diện người dùng trên Firefox OS, nó kiểm soát mọi thứ được vẽ ra trên màn hình. Gaia có màn hình khóa, màn hình chủ, trình gọi điện, trình nhắn tin, ứng dụng camera, đồng hồ và tất cả những ứng dụng bạn mong chờ ở một smartphone hiện đại. Ngoài ra Gaia cũng chứa một kho ứng dụng trực tuyến mang tên Firefox Marketplace, nơi người dùng có thể lên đến tải về và cài đặt phần mềm vào thiết bị của mình, tương như BlackBerry App World, Apple App Store, Google Play... Gaia được viết hoàn toàn bằng các chuẩn web mở mà mình đã nói đến ở trên. Được biết lớp này giao tiếp với hệ điều hành thông qua các hàm Open Web API, vốn được tích hợp trong Gecko. Mozilla cho nói rằng các ứng dụng của bên thứ ba có thể được cài song song với Gaia.Sau đây là sơ đồ của toàn bộ kiến trúc của Firefox OSGhi chú: mũi tên chỉ hướng trao đổi dữ liệu giữa các lớp
5. Những đối thủ cạnh tranh với Firefox OS
Hiện tại, hệ điều hành Android của Google đang giữ ví trí thống trị trong làng smartphone với thị phần xấp xỉ 70% theo số liệu từ công ty nghiên cứu IDC. So với chỉ một năm trước đó, Android đã có mức tăng trưởng cực kì ấn tượng, lên đến 101%, tức là tăng gần gấp đôi số thiết bị có mặt trên thị trường. Theo sau đó là iOS của Apple với thị phần 18,8%. Cả Android lẫn iOS đều được chống lưng bởi hai công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ, họ lại có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển mobile OS, đồng thời đã xây dựng được mối quan hệ dài lâu với các hãng làm điện thoại, phần cứng nổi tiếng. Do đó, trong tương lai gần, Firefox OS rất khó giành được vị trí của Android và iOS.
Vậy còn vị trí sau đó thì sao? Hiện tại hạng ba đang thuộc về BlackBerry, theo sau đó là Symbian rồi đến Windows Phone. Lại một lần nữa, ba OS này đều được hỗ trợ bởi những tập đoàn khổng lồ là BlackBerry, Nokia, Microsoft, tuy nhiên xu hướng và sở thích của người tiêu dùng thì không nghiên nhiều về phía ba OS này nếu so với Android và iOS. Nếu muốn chen chân vào một trong ba chỗ này, Firefox OS sẽ cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ nhắm đến thị trường giá rẻ. Chúng ta được biết rằng Firefox OS rồi cũng sẽ ........ phân khúc trung và cao cấp, tuy nhiên đây chỉ là kế hoạch dài hạn của Mozilla mà thôi.
Không thể không kể đến hàng loạt hệ điều hành di động đã, đang và sắp ra mắt trong thời gian tới. Ví dụ, cuối năm nay chúng ta sẽ có thêm Tizen, một OS di động phát triển bởi Samsung và Intel. Ngoài ra còn có Ubuntu, một bản distro Linux đã quá nổi tiếng trên PC do Canonical xây dựng. Bada, Jolla, Aliyun hay thậm chí là các thiết bị Asha của Nokia cũng có thể được xem là những đối thủ của Firefox OS trong phân khúc tầm thấp.
6. Lợi thế của Firefox OS
Trước tiên, như đã nói ở trên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các hệ điều hành di động khác Android/iOS không phải là một con số quá lớn, thậm chí một số còn đang có xu hướng giảm sút. Đây là một lợi thế mà nếu tận dụng tốt, Firefox OS có thể nhanh chóng khẳng định chỗ đứng của mình trên lĩnh vực smartphone. Không loại trừ khả năng hãng có thể vươn lên hạng ba nếu Mozilla đề ra được những chiến lược đúng đắn, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Việc nhắm đến phân khúc giá rẻ trong những bước đi đầu tiên cũng là một quyết định đúng đắn của Firefox OS. Theo lời CEO của Mozilla, Gary Kovacs, hệ điều hành mà công ty của ông đang phát triển có khả năng thu hút được khoảng 2 tỉ người smartphone, trong đó hầu hết là các tầng lớp không có hầu bao dư dả để nhiều đầu tiên vào điện thoại. "Liệu một người nông dân ở miền quê Ấn Độ có cùng nhu cầu và điều kiện với một luật sư ngồi ở New York?".
Ở trên là các vấn đề về thị trường, ngoài ra những đặc tính kĩ thuật của bản thân Firefox OS cũng góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nó. Firefox OS là một hệ điều hành mã nguồn mở, do đó về lý thuyết thì các hãng sản xuất phần cứng sẽ không phải chi tiền (hoặc chi quá nhiều tiền) để tích hợp Firefox OS lên các thiết bị, nhờ vậy mà giá thành cũng được giảm xuống. Mục tiêu tiếp cận giới bình dân của Mozilla được củng cố.Bộ ba quyền lực làm nền tảng cho ứng dụng web
Không thể không kể đến những nền tảng web mở như HTML, CSS, JavaScript vốn đang được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới. Chính sự phổ biến này và mở sẽ thu hút lập trình viên đến với Firefox, từ đó xây dựng nên một hệ sinh thái ứng dụng phong phú. Mozilla cũng từng hứa rằng Firefox "sẽ không bị giới hạn bởi những điều lệ và chính sách như những các nền tảng độc quyền hiện tại". Lập trình viên, nhất là những người đã quen làm việc với Mozilla và Firefox, có thể tận dụng các "bộ ba quyền lực" HTML5, CSS3 và JavaScript để nhanh chóng biến trang web của mình thành một ứng dụng nền web rồi đem phân phối lên Firefox Marketplace. Kinh nghiệm nhiều năm của Mozilla trên thế giới web cũng sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình Firefox OS lớn lên. Hiện đã có một số đối tác lớn cam kết làm app cho Firefox OS, chẳng hạn như Twitter, Facebook, Box, EA Games, Disney, eBay...Theo dự kiến, mùa hè năm nay sẽ là thời điểm những thiết bị Firefox OS được bán ra thị trường. Đến lúc đó, chúng ta sẽ biết phản hồi của người dùng với hệ điều hành này ra sao, tiềm năng của nó có thể mở rộng thêm đến mức nào. Với những lợi thế từ bên trong kiến trúc của mình cộng với các thay đổi trong thế giới smartphone hiện đại, Firefox OS hoàn toàn có khả năng trở thành một hệ điều hành thay thế cho những ai không đủ điều kiện sắm máy iOS/Android. Hi vọng Firefox OS sẽ thành công.
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Tìm hiểu về Firefox OS, hệ điều hành di động xây dựng trên các chuẩn web mở
Nhãn:
Firefox
,
Firefox OS
,
HTML5
,
JavaScript
,
Mozilla
,
Qualcomm
,
Snapdragon
,
Tin tức - Sự kiện
,
ZTE
Honda Việt Nam sẽ giới thiệu một chiếc xe máy hoàn toàn mới vào ngày 31/5 tới đây
Honda sẽ giới thiệu chiếc tay ga nằm giữa PCX và SHi? (ảnh: Honda PSi)
Hôm nay, Honda Việt Nam đã gởi thư mời đến các đơn vị báo chí, truyền thông và diễn đàn công nghệ trong nước về sự kiện giới thiệu một chiếc xe "hoàn toàn mới" ở nước ta vào ngày 31/5 tới đây, tại thành phố Đà Nẵng. Cũng như lần giới thiệu chiếc Lead 125cc cách đây không lâu, lần họp báo này thì HVN cũng không cho biết đó là dòng xe gì, thuộc phân khúc nào, ví dụ như xe tay ga, xe số, xe tay côn hay là xe mô tô. Hiện nay các trang tin trên mạng đang chia ra làm 3 luồng dư luận chính, một bên cho rằng HVN sẽ giới thiệu chiếc Super Cub 50cc, một phía thì cho rằng họ sẽ đem chiếc tay côn MSX 125 về Việt Nam, phía còn lại thì cho rằng đây là một chiếc xe tay ga.
Nguồn tin của Tinh Tế cho biết lần này Honda VN sẽ giới thiệu một chiếc xe tay ga ở phân khúc cao cấp, nằm giữa PCX và SH, và là "một dòng xe hoàn mới vốn chưa từng được giới thiệu (ở bất cứ nơi nào) từ trước tới nay". Nếu như thông tin này là đúng thì có thể họ sẽ đưa ra một chiếc xe tay ga mới để thay thế cho PCX, vốn từng tạo ra cơn sốt ở VN cuối năm 2010, đầu năm 2011 nhưng không thành công ở nước ta do luôn trong tình trạng không có hàng để mua ở thời điểm đó. Tinhte.vn sẽ có mặt ở sự kiện và chuyển đến các bạn thông tin cụ thể về chiếc xe mới này vào ngày 31/5 tới đây.
Nhãn:
Honda Việt Nam
,
Lead 125cc
,
MSX 125
,
Super Cub
,
Xe
,
Xe máy
,
xe tay ga
Camera của Lumia 920 dùng cảm biến ảnh của Sony
Dù không phải là một thành phần quan trọng được người sử dụng quan tâm, cảm biến ảnh của điện thoại lại thu hút sự tò mò của những người thích tìm hiểu công nghệ. Lần này, một tài liệu sửa chữa module camera của mẫu Nokia Lumia 920 đã cho thấy thông tin cảm biến ảnh được dùng trong điện thoại này là của Sony. Cụm module camera này bao gồm cảm biến ảnh, ống kính Carl Zeiss và hệ thống cơ học được giới thiệu lần đầu tiên trên Lumia 920 với khả năng ổn định ảnh (OIS). Cảm biến ảnh của Lumia 920 sử dụng công nghệ BSI-CMOS của Sony có độ phân giải thực 8.7 MP, hỗ trợ 2 tỉ lệ ảnh 16:9/4:3 mà không bị cắt khung hình, kích thước điểm ảnh là 1,4µm.
Trong module của camera Lumia 920 có một con quay hồi chuyển 3 chiều với 2 lõi từ STMicroelectronics. Thay vì sử dụng hai cảm biến chuyên dụng, Nokia tích hợp một con quay hồi chuyển duy nhất cho cả hai công việc là nhân dạng cử chỉ và ổn định hình ảnh nhằm tối ưu hoá diện tích của cụm cảm biến và chi phí gia công.
Trên thực tế, một số mẫu điện thoại như Galaxy S III có thể thấy ngay được cụm camera do hãng nào sản xuất nhờ vào mã hiệu in trên mạch ngoài. Một số khác thường không ghi trực tiếp mà mã hoá theo số hiệu đặc biệt, chỉ có thể phát hiện nhờ cấu trúc vi mạch nếu được xem xét kỹ.
Tuy nhiên cảm biến chỉ là một phần trong việc tái tạo lại chất lượng ảnh. Bên cạnh ống kính Carl Zeiss 5 thấu kính thì thuật toán xử lý của Nokia trong khi chụp tự động cũng góp phần tạo ra những bức ảnh có độ nhạy sáng cao trong điều kiện thiếu sáng. Điều này khá dễ lý giải khi mà chính điện thoại của Sony lại có chế độ tự động chưa thực sự tốt như người dùng mong đợi.
Thử nghiệm ngắn - Chụp thiếu sáng với Nokia Lumia 920Nguồn: i-micronews
Nhãn:
cảm biến sony
,
Carl Zeiss
,
Điện thoại
,
Lumia 920
,
nokia
,
Nokia Lumia 920
,
Sony
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
,
Windows Phone
GIFTY: Ý tưởng máy chụp ảnh in liền dạng ảnh động GIF
Với ý tưởng tạo ra một máy chụp hình in liền có khả năng chụp nhiều tấm liên tục, sau đó in ra thành một tập ảnh nhỏ để xem ảnh động khi lật bìa trang đã giúp anh chàng Jiho Jang tạo ra chiếc máy ảnh GIFTY. GIFTY là máy chụp ảnh in liền giống như các máy Polaroid, có thể hẹn thời gian chụp liên tục, sau khi chụp xong thì máy sẽ in ra tất cả những tấm ảnh đó để bạn ghép lại thành một cuốn album ảnh nhỏ, khi lật nhanh mép bìa của các tấm ảnh thì sẽ tạo ra hiệu ứng ảnh động giống như các file ảnh GIF trên máy tính.
Đáng tiếc là hiện nay chỉ mới có duy nhất một chiếc máy GIFTY là của anh Jiho mà thôi và dường như anh ta cũng chưa có kế hoạch đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Bạn có thể xem thêm video bên dưới để thấy cách GIFTY hoạt động.
Theo Designtaxi
Google Glass xem được toàn bộ Notification của một chiếc iPhone đã Jailbreak
Một lập trình viên có tên Adam Bell đã tìm ra cách làm cho chiếc kính Google Glass của anh có thể nhận toàn bộ các Notification có trên iPhone sau khi Jailbreak, ví dụ như email, iMessage, Twitter... Trước khi có cách làm này, iPhone mới chỉ có gửi thông tin cuộc gọi đến Google Glass và không có nhiều chức năng giống như đối với thiết bị Android, vốn có thể tùy biến thêm nhiều chức năng khác thông qua ứng dụng MyGlass (cũng chưa có trên App Store cho iPhone).
Trong video dưới đây, bạn sẽ thấy các thông báo Notification mà iPhone nhận được sẽ được gửi sang Google Glass (trong video anh Adam đã kết nối chiếc kính với một thiết bị khác có màn hình to hơn để chúng ta dễ xem hơn). Mặc dù nó hoạt động được nhưng độ trễ còn khá cao cho nên phải mất khoảng vài giây thì thông báo đó mới xuất hiện trên chiếc kính của anh ta được.
Adam cho biết anh sẽ upload file dự án của mình lên trang chia sẻ GitHub trong vòng vài ngày tới và sau đó là upload đầy đủ lên Cydia. Và tất nhiên để sử dụng được thì iPhone của bạn phải được Jailbreak trước cái đã.
Nhãn:
Điện tử - Tiêu dùng
,
google
,
Google Glass
,
iphone
,
Jailbreak
,
kính Google Glass
,
notification
,
Thiết bị công nghệ
One là thiết bị đầu tiên của HTC đạt chứng chỉ "HTCPro": an toàn để sử dụng trong doanh nghiệp
HTC vừa cho biết rằng One là chiếc máy đầu tiên của họ đạt chứng chỉ "HTCPro". Đây là chứng nhận cho biết máy đã đạt các tiêu chuẩn xử lí thông tin an toàn (Federal Information Processing Standard) của Mỹ để có thể sử dụng trong môi trường doanh nghiệp, bao gồm việc hỗ trợ mã hóa dữ liệu theo kiểu 256-bit, khả năng truy cập vào mạng riêng ảo của công ty (VPN). HTC nói thêm rằng One "có mức độ bảo mật ở cấp độ một theo quy định của chính phủ", đi kèm "giải pháp quản lí thiết bị di động (Mobile Device Management - MDM)" cùng hàng loạt các tiện ích trong giao diện HTC Sense. Như vậy, HTC cũng đã có điện thoại phù hợp cho đối tượng doanh nghiệp và nó tương tự như giải pháp Blackberry Enterprise Solution hay Samsung SAFE.
Trong tương lai, HTC nói sẽ có thêm nhiều thiết bị khác được cấp chứng chỉ "HTCPro". Chúng cũng sẽ hỗ trợ thêm chuẩn IPsec để tăng cường tính an ninh cho VPN và công ty bảo mật doanh nghiệp Mocana sẽ chịu trách nhiệm về tính năng này.
Chi tiết các tính năng của HTCPro:
Bảo mật:Nhắn tin, trao đổi thông tin trong nội bộ doanh nghiệp
- Hỗ trợ mã hóa dữ liệu trên bộ nhớ máy cũng như bộ nhớ ngoái
- Tương thích nhiều cách xác thực khác nhau
- Hỗ trợ VPN (sắp tới sẽ có thêm IPsec VPN)
- Có thể cài thêm các giải pháp chống virus và chống trộm (từ Play Store)
Quản trị thiết bị di động
- Hỗ trợ mã hóa, mật khẩu
- Cho phép kiểm soát phần cứng (camera, bluetooth)
- Kiểm soát tin nhắn văn bản
- Có thể cài thêm bộ ứng dụng IBM Lotus Software
Những tính năng của Sense phục vụ cho doanh nghiệp
- Cho phép khóa hoặc giới hạn một số tính năng của thiết bị
- Có thể cấu hình máy từ xa và triển khai cấu hình trên số lượng lớn máy
- Quản trị theo dạng tập trung
- Có thể khóa dữ liệu và ứng dụng
- Cho phép gỡ hoặc cài thêm ứng dụng từ xa
- Xác định và thêm các lớp biện pháp bảo mật cho một số loại dữ liệu
- Đạt chứng chỉ Polycom-ready, tối ưu hóa cho việc thực hiện các cuộc gọi video
- Beats Audio cung cấp âm thanh trong và rõ
- Lưu trữ nền đám mây (Dropbox)
- Quản lí, truy cập và chỉnh sửa tài liệu
Theo HTC, HTCPro.com
Nhãn:
android
,
doanh nghiệp
,
Điện thoại
,
ĐIỆN THOẠI ANDROID
,
htc
,
HTCPro
,
one
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
,
VPN
Financial Times: Ủy ban Châu Âu điều tra Apple vì chiến lược cạnh tranh không lành mạnh với iPhone
Ủy ban Châu Âu (EC) hiện đang tiến hành điều tra việc kinh doanh iPhone của Apple vì nghi ngờ hãng này đã cạnh tranh không lành mạnh. Tờ Financial Times nói rằng tính đến thời điểm hiện tại, EC vẫn chưa chính thức mở vụ án, họ chỉ mới gửi một bản câu hỏi dài 9 trang đến nhiều nhà mạng ở Châu Âu mà thôi. Bảng câu hỏi này dùng để xem liệu Apple có áp đặt giới hạn nào đối với các hãng viễn thông hay không, chẳng hạn như yêu cầu về số lượng máy ít nhất trong một đơn đặt hàng, điều khoản đảm bảo iPhone sẽ không bao giờ chịu mức trợ giá thấp hơn các smartphone khác, ràng buộc về chi phí tiếp thị... EC muốn biết tất cả những thông tin kể trên, dù cho nó có trong hợp đồng hay là thỏa thuận miệng.
EC còn muốn biết thêm rằng liệu Apple có sử dụng biện pháp kĩ thuật nào để hạn chế sự tương thích của iPhone 5 với các mạng 4G hay không bởi trong bảng câu hỏi có ghi như sau: "Có một số dấu hiệu cho thấy một vài tính năng kĩ thuật nhất định trên một số sản phẩm Apple đã bị vô hiệu hóa ở các nước thuộc liên minh Châu Âu. Nếu sự tồn tại của các hạn chế này là có thật, nó sẽ cấu thành tội vi phạm luật chống độc quyền".
Hồi đầu năm nay, tờ New York Times cũng từng cho biết rằng một nhà mạng Châu Âu đang nộp hợp đồng chi tiết giữa họ với Apple lên Ủy ban sau khi họ phàn nàn về "chiến lược không công bằng của Apple". Vào thời điểm đó, người phát ngôn của EC nói họ đang "giám sát" Apple và sẽ can thiệp nếu có các bằng chứng cho thấy Apple đã làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, người này nhận xét rằng sự canh tranh ở Châu Âu vẫn diễn ra bình thường và bằng chứng là sự lớn mạnh của Samsung cũng như Android. Apple thì nói họ hoàn toàn tuân theo luật của EU.
Nhãn:
4G
,
Apple
,
Châu Âu
,
chống độc quyền
,
iphone
,
iPhone 5
,
nhà mạng
,
Tin tức - Sự kiện
[Video] Android 4.3 thay đổi giao diện camera, thêm chức năng hẹn giờ
Hôm trước chúng ta thấy có một chiếc Nexus 4 chạy trên Android 4.3 tại triển lãm Thailand Mobile Expo và hôm nay, một đoạn video trình diễn chức năng camera của bản 4.3 đã xuất hiện trên YouTube. Theo đó, giao diện các nút điều khiển của camera đã được thay đổi và đáng chú ý nhất là có thêm chức năng hẹn giờ chụp hình tự động.
Thay đổi bố cục phím
Từ phiên bản Android 4.2, chúng ta đã quen với kiểu thao tác nhấn và chạm lên màn hình camera để tùy chọn các chức năng chụp ảnh thông qua một hình tròn chứa các phím ảo. Theo như video dưới đây cho thấy thì trên Android 4.3, chúng ta vẫn có cách thao tác tương tự nhưng hình tròn chứa các phím chức năng đã được thay thế bằng một đường cong đơn giản hơn, phía trên đường cong đó vẫn là các phím điều khiển chụp hình. Mỗi khi chọn một chức năng nào có thêm các mục nhỏ nữa thì một đường cong khác lại tiếp tục xuất hiện phía bên trên và bạn chỉ việc vuốt tay lên để chọn tiếp. Muốn trở lại mục trước đó thì kéo tay xuống bên dưới lại, như vậy là ta vẫn có thể điều khiển camera bằng một tay như hiện nay.
Thêm chức năng hẹn giờ chụp hình
Một chức năng rất hay và thường thấy trên các máy ảnh chuyên dụng đó là Seft-Timer hay Countdown Timer (hẹn giờ chụp). Android 4.3 cho phép chúng ta có thể đặt ra các mốc thời gian như 1, 2, 3 hay 30 giây... để máy tự chụp hình. Ngoài tác dụng dùng để chụp nhóm ra thì chức năng này cũng rất hữu ích trong những lúc chúng ta... tự sướng mà ảnh vẫn đẹp. Tức là bạn có thể bật chức năng này lên rồi sau đó canh khung hình tự sướng cho thật chuẩn, sau vài giây máy sẽ tự động chụp mà bạn không cần phải dùng tay nhấn lên màn hình, hạn chế được sự rung lắc máy làm cho ảnh bị mờ.
Theo AndroidAuthority
Nhãn:
android
,
ANDROID - THẢO LUẬN CHUNG
,
Android 4.3
,
Camera
,
chụp hình
,
Điện thoại
,
hẹn giờ chụp hình
,
Thailand Mobile Expo
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU ANDROID
Yahoo đấu giá mua lại Hulu với giá từ 600-800 triệu USD?
AllThingsD cho biết theo nguồn tin mà họ có được thì hãng Yahoo đã bỏ ra số tiền đấu giá trong khoảng từ 600 đến 800 triệu USD để mua lại Hulu, một trang xem video trực tuyến có trả phí. Lý do số tiền trên dao động lớn như vậy là vì nó còn tùy thuộc vào những quyền lợi mà Yahoo có thể mua được là nhiều hay ít. Ngoài ra có thể Yahoo cũng đang bỏ tiền ra mua thêm hai công ty khác với giá 150-200 triệu USD mỗi công ty, bao gồm một công ty làm về di động và một công ty truyền thông.
Thương vụ mua lại đáng chú ý gần đây nhất của Yahoo đó là đối với trang mạng xã hội/blog Tumblr với tiền mặt trị giá 1,1 tỷ USD. Được biết trước khi đấu giá mua Hulu, Yahoo đã nỗ lực mua lại trang xem video trực tuyến Dailymotion của Pháp nhưng không thành công vì không được chính quyền nước này cho phép.
Do là một cuộc đấu giá nên ngoài Yahoo ra còn có các hãng lớn nhỏ khác cũng bỏ tiền ra nhằm mua lại Hulu gồm có KKR, Guggenheim Digital, Silver Lake Partners, Time Warner Cable, Directv, Chernin Group và có thể còn nhiều hãng khác nữa. AllThingsD trích dẫn nguồn tin, nói "Hulu là một thương hiệu tốt và công nghệ của họ cũng tốt, toàn bộ sự thương thảo giữa các bên sẽ chủ yếu nhằm vào quyền điều khiển và giá trị nội dung mà bên mua có được. Đó sẽ là vấn đề quan tâm duy nhất trong thương vụ mua lại này".Theo AllThingsD
Nhãn:
đấu giá
,
Hulu
,
Tin tức - Sự kiện
,
video
,
xem video trực tuyến
,
Yahoo
,
yahoo mua hulu
[The Big Picture] Thế giới nhìn từ trên cao
Mỗi khi đi máy bay hoặc leo lên một toà nhà chọc trời nào đó, nhìn xuống bên dưới thấy mọi thứ thật nhỏ bé và thú vị. Nếu ở độ cao chừng 500m so với mặt đất, bạn sẽ thấy những chiếc xe hơi trông như là những chiếc hộp nhỏ di chuyển trên đường hay các công trình kiến trúc có hoa văn rất đẹp. Nhiếp ảnh gia Jason Hawkes với chiếc máy ảnh Nikon D3 gắn trên chiếc máy bay trực thăng đã đi qua nhiều nơi trên Trái đất và ghi lại những hình ảnh từ trên cao, từ Pháp, đến Mỹ, Anh hay Hong Kong – một số bức ảnh có thêm kết nối đến Google Map (nếu có), bạn có thể xem ở phía cuối lời chú thích ảnh.
Những chiếc ô tô màu đỏ chờ được chuyển đi, đỗ tại một sân bay đã ngưng hoạt động ở Upper Heyford Oxfordshire, UK. [google map]
Những cánh đồng bị ngập lũ ở Cheshire, Anh. [google map]
Cánh đồng tua-bin gió Havøygavlen bị tuyết bao phủ ở miền Bắc Na Uy. [google map]
Những chung cư cao tầng ở Hong Kong.
Sân bóng rổ và khu vui chơi ở Bắc Las Vegas, Mỹ.
Suối nước nóng Grand Prismatic ở công viên quốc gia Yellowstone, suối nước nóng lớn nhất ở Mỹ. [google map]
Medellín, Colombia, ảnh chụp từ trên cao xuống những khu nhà tồi tàn. [google map]
Những dòng hoa màu đang phát triển ở gần làng Prickwillow, thuộc Cambridgeshire. [google map]
Đập thuỷ điện của hồ Sainte Croix du Verdon Provence, miền Nam nước Pháp. [google map]
Nhìn xuống toà nhà Chrysler, phía Đông Manhattan, New York. [google map]
Cà chua chất đống bên bờ sông Durance, nước Pháp.
Nhà máy quang điện Solar One trên sa mạc Nevada, Mỹ. [google map]
Những lối cắt kéo nhau ở công viên Hyde Park, London, Anh. [google map]
Bãi biển Son Saura trên đảo Menorca, Tây Ban Nha. [google map]
Bãi rác Mucking Marshes Landfill, bãi rác chính phục vụ cho thành phố London. [google map]
Ngư trường cá gần thị trấn Ma Wan, Hong Kong. [google map]
Xe buýt trường học màu vàng ở Nevada, Mỹ. [google map]
Bờ cát ở đảo Hayling, Hampshire, Anh. [google map]
Cánh đồng cây thuốc phiện ở Provence, Pháp.
Cột điện cao áp trên những cánh đồng ở gần Littlebury, Essex, Anh. [google map]
Các nhà vườn và chuồng nhốt cừu, ở ngoại ô Marrakech, Morocco.
Tàu lượn siêu tốc ở khu vui chơi Six Flag America, Maryland, Mỹ. [google map]
Những ngôi nhà mới xây và những lô đất mới chia ở rìa Las Vegas, Nevada, Mỹ. [google map]
Các pháo đài biển Maunsell. Những pháo đài này được xây dựng ở cửa sông Thames và sông Mersey trong thời Thế chiến thứ hai để giúp bảo vệ cho Vương quốc Anh. [google map]
Xem thêm:
[The Big Picture] Nhìn London và UK vào ban đêm từ trên cao
[The Big Picture] Hình ảnh 3D về nước Anh
Nhìn thế giới từ trên cao qua bộ sưu tập ảnh của Yann Arthus-Bertrand
[The Big Picture] Nhìn thế giới từ trên cao
Nhãn:
ảnh chụp từ trên cao
,
ảnh đẹp
,
ảnh từ trên cao
,
cao
,
Jason Hawkes
,
the big picture
,
thế giới nhìn từ trên cao
,
Tin tức - Sự kiện
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)