Yahoo hôm nay cho biết hãng đã mua lại Rockmelt, một công ty khởi nghiệp từng phát triển trình duyệt tích hợp với các tính năng mạng xã hội. Lúc trình duyệt cùng tên vừa ra mắt, nhiều người nói rằng nó sẽ làm một cuộc cách mạng về trải nghiệm lướt web của người dùng trong thời buổi xã hội hóa hiện nay. Thế nhưng Rockmelt đã không làm được chuyện này, công ty cũng dừng phát triển sản phẩm. Ngay đúng thời điểm đó, CEO Marissa Mayer của Yahoo quyết định thâu tóm Rockmelt, cũng như những gì bà đã làm với nhiều công ty công nghệ khác trong thời gian vừa qua. Vậy động lực nào khiến vị nữ CEO đưa ra những quyết định như thế?
Nhiều công ty mà Yahoo bỏ tiền ra để mua lại trong thời gian gần đây chỉ là những công ty nhỏ, không có mấy tiếng tăm, hoặc sản phẩm của họ không nổi tiếng. Hay như thương vụ Yahoo mua Summly, trong thông cáo báo chí nói rằng tính năng đọc tin tức của Summly rất nổi bật, nhưng thực chất công nghệ này do một hãng khác phát triển, Summly chỉ được cấp phép sử dụng mà thôi. Thế nhưng Mayer không mua các công ty này vì những gì họ làm ra, bà thực chất mua những kĩ sư, những lập trình viên đã làm tạo nên chúng.
Theo Bloomberg, mỗi lần CEO Mayer mua một công ty khởi nghiệp nào đó, "Yahoo đều 'khóa' những kĩ sư của các công ty này bằng hợp đồng hai hoặc bốn năm". Yahoo để cho họ tự do phát tiếp tục phát triển ứng dụng của mình và họ có thể thuê thêm những lập trình viên khác nếu cần.
Vậy tại sao Yahoo không tự mình đi thuê trên thị trường lao động tự do hay đón đầu những người tài giỏi khi họ vừa tốt nghiệp, như vậy chẳng phải sẽ rẻ hơn sao? Thật sự thì không rẻ hơn đâu. Sự cạnh tranh về việc tuyển dụng người tài giữa các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon rất gay gắt. Có thể lấy ví dụ của công ty game online Zynga, mới đây hãng này đã sa thải hàng trăm lập trình viên. Ngay trong phần bình luận về tin tức sa thải, các nhà tuyển dụng từ nhiều nơi đã cố gắng mời những nhân viên mới bị cho nghỉ việc về làm cho mình. Một số khác thì đi đến các quán bar, nơi những cựu nhân viên Zynga đang "uống rượu giải sầu", mời họ uống nước và lên lịch hẹn phỏng vấn.
Việc tuyển dụng nhân sự càng trở nên khó khăn hơn với Yahoo, vốn "mang tiếng" là một chú khủng long già cỗi đang bị những hãng công nghệ trẻ tuổi khác lấn át. Nếu nghe danh tiếng như thế thì chẳng ai thèm đến Yahoo, người ta sẽ nộp đơn vào Google, Apple, Microsoft, Facebook... Điều mà CEO Mayer cần đó là những người thật sử giỏi trong việc phát triển ứng dụng di động, và với số tiền Yahoo có được từ cổ phần trong trang web bán hàng Alibaba, bà đã và đang kiếm được người tài cho Yahoo mà không phải đi tuyển dụng trực tiếp.
Bên cạnh đó, những lập trình viên giỏi của các công ty bị mua lại thường muốn trở thành một nhà sáng lập doanh nghiệp. Thế nên họ rời đi, đứng ra gây dựng công ty của riêng mình và lấy vốn từ những quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu những công ty khởi nghiệp dạng này thất bại, quỹ đứng sau lưng họ thường sẽ cố gắng thu lại được càng vốn càng tốt. Nhà điều hành các quỹ sẽ đi tìm những ông lớn trong làng công nghệ như Yahoo, Apple, Google, vốn có hứng thú với các nhân tài, để mua lại công ty mà họ đã đầu tư. Vòng quay đó vẫn đang tiếp tục diễn ra tại Thung lũng Silicon.
Thời gian sẽ cho chúng ta biết liệu chiến lược của Mayer có thành công hay không. Mới đây Yahoo đã ra mắt ứng dụng thời tiết dành cho iPhone với giao diện đẹp và nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng, điều đó cho thấy rằng hãng có thể viết ra những phần mềm di động rất tốt. Mặc dù tình hình tài chính của công ty vẫn đang giảm nhưng lượng người dùng và lưu lượng sử dụng các dịch vụ Yahoo đang dần tăng lên sau nhiều năm ảm đạm.
Mới đây Bloomberg cũng đã tiết lộ rằng việc Mayer theo đuổi vị trí CEO Yahoo là hoàn toàn bí mật và trong lúc bà còn làm cho Google, không nhiều người biết về việc đó.
Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013
Yahoo mua các công ty khởi nghiệp thất bại thực chất là để có được lập trình viên giỏi
Yahoo mua lại Rockmelt, công ty phát triển trình duyệt tích hợp tính năng mạng xã hội
Yahoo mới đây cho biết rằng họ đã mua lại Rockmelt, công ty viết ra trình duyệt cùng tên có khả năng tích hợp chặt chẽ với Facebook. Rockmelt cho biết rằng kể từ ngày 31/8, tất cả các ứng dụng của họ dành cho iPhone, iPad, Android, Windows 8 cũng như trang web sẽ chính thức ngừng hoạt động. Người dùng có thời gian từ đây đến đó để lưu lại dữ liệu của mình. Kể từ bây giờ họ cũng không chấp nhận bất kì người dùng mới nào tham gia sử dụng sản phẩm của mình. Rockmelt gửi lời cảm ơn đến các khách hàng vì "đã dạy cho chúng tôi rất nhiều thứ. Và chúng tôi sẽ áp dụng tất cả những thứ đó để làm việc tại Yahoo". Phía Yahoo thì nói rằng họ sẽ tích hợp công nghệ của Rockmelt vào nền tảng của mình, không có ứng dụng cụ thể nào được nhắc đến.
Rockmelt là một công ty khởi nghiệm nhỏ thành lập năm 2010 với sản phẩm chính là một trình duyệt có khả năng tích hợp nội dung lấy từ Facebook bên cạnh nội dung trang web bình thường. Sau khi không thành công trong việc thu hút nhiều người dùng như ý định ban đầu, vài tháng trước, công ty quyết định ngưng phát triển trình duyệt. Thay vào đó, họ chuyển sang tập trung viết app dành cho thiết bị di động có tính năng hiển thị nội dung từ mạng xã hội với giao diện tạp chí như Flipboard.
Yahoo không tiết lộ giá trị thương vụ mua lại Rockmelt, tuy nhiên theo trang tin All Things D thì số tiền mà Yahoo chi sẽ vào khoảng 60 đến 70 triệu USD. Trong vài tháng vừa qua, Yahoo đã mua lại rất nhiều công ty vừa và nhỏ, ngoài ra hãng còn thâu tóm mạng xã hội Tumblr.
Ngộ nghĩnh cuối tuần 38 - Yếu tố ngoại
Sính ngoại luôn là một vấn đề nho nhỏ đối với dân Việt nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Tuy nhiên, thực tế mà nói - sự phát triển của nhiếp ảnh và nhiếp ảnh số nằm khá nhiều ở các nước nói tiếng Anh và do đó, muốn có được thông tin cập nhật nhất chúng ta vẫn phải tìm những nguồn tiếng Anh thay vì tam sao thất bản. Cuộc sống theo đó luôn chứa đựng những điều bất ngờ.
Tình tiết và nhân vật được cường điệu hóa để phục vụ mục đích ngộ nghĩnh. Đôi khi có những điều không thể tin nổi lại là sự thậtCảm ơn anh Hà Hafoto đã cho mượn cơ sở để thực hiện video này
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
Kiến thức
,
ngộ nghĩnh cuối tuần
,
nhiếp ảnh
BlackBerry Aristo có tên chính thức là Z30, không phải A10
Một vài video vừa được Cr#ckberry chia sẻ cho thấy sự hiện diện của chiếc BlackBerry mới chưa được giới thiệu bao giờ, mà theo nguồn tin này thì nó có tên mã Z30. Điểm đặc biệt chính là đây cũng là chiếc BlackBerry A10 mà Tinhte đã có dịp trên tay hồi cuối tháng 7 vừa qua. A10 là do chúng ta đồn đoán, còn Z30 mới là tên gọi chính thức của chiếc máy này, ngoài A10 thì người ta còn hay gọi nó là Aristo. Như vậy, Z10 đã được giới thiệu, Z5 là chiếc giá rẻ sắp ra mắt và giờ thì là Z30 với màn hình lớn hơn và thiết kế có thay đổi, không rõ cách thức đặt tên của BlackBerry là như thế nào.
Bạn có thể tham khảo thêm các hình ảnh khác trong bài viết: [Trên tay] BlackBerry A10: màn hình 5", to và cứng cáp.Nguồn: Cr#ckberry
BlackBerry Aristo có tên chính thức là Z30, không phải A10
Một vài video vừa được Cr#ckberry chia sẻ cho thấy sự hiện diện của chiếc BlackBerry mới chưa được giới thiệu bao giờ, mà theo nguồn tin này thì nó có tên mã Z30. Điểm đặc biệt chính là đây cũng là chiếc BlackBerry A10 mà Tinhte đã có dịp trên tay hồi cuối tháng 7 vừa qua. A10 là do chúng ta đồn đoán, còn Z30 mới là tên gọi chính thức của chiếc máy này, ngoài A10 thì người ta còn hay gọi nó là Aristo. Như vậy, Z10 đã được giới thiệu, Z5 là chiếc giá rẻ sắp ra mắt và giờ thì là Z30 với màn hình lớn hơn và thiết kế có thay đổi, không rõ cách thức đặt tên của BlackBerry là như thế nào.
Bạn có thể tham khảo thêm các hình ảnh khác trong bài viết: [Trên tay] BlackBerry A10: màn hình 5", to và cứng cáp.Nguồn: Cr#ckberry
Phó chủ tịch cấp cao của Qualcomm: Tạo nên những CPU có 8 nhân xử lí là việc "ngớ ngẩn"
Trong một lần trả lời câu hỏi có nội dung: liệu có hay không Qualcomm đang phát triển CPU với 8 nhân xử lí, nhằm vượt lên MediaTek hay Samsung Exynos Octa?. Ngay sau đó không lâu, phó chủ tịch cấp cao của Qualcomm, ông Anand Chandraserakher , đã thẳng thừng từ chối và nói rằng việc "nhồi nhét" 8 vi xử lí vào chung một CPU là một hành động vô cùng ngớ ngẩn". Ông dí dỏm minh hoạ: không thể nào đặt 8 chiếc máy cắt cỏ lại với nhau và tuyên bố rằng, chúng ta đã có một chiếc Ferrari với 8 xylanh.
Qualcomm không muốn những CPU 8 nhân như vậy, công ty muốn thấy những bộ xử lí dù chỉ với 4 nhân như Snapdragon S4 Pro, Snapdragon 600/800 nhưng vẫn đạt được hiệu năng cao với mỗi thao tác xử lí, cùng với đó là thời lượng pin được kéo dài hơn. Từ những lý do đó, Qualcomm chốt lại rằng: chúng tôi muốn tập trung vào chất lượng của sản phẩm, thay vì cứ "đua nhau về số lượng nhân xử lí trong từng CPU" - vốn đang là căn bệnh chung của nhiều hàng OEMs làm máy Android. Ông cho biết: "khi bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng (sức mạnh - người dịch) thì có thể bạn sẽ nghĩ đến việc nhét nhiều nhân vào chúng với nhau. Đó là một cách rất ngu dốt và kỹ sư của chúng tôi không ngu dốt như vậy".
Rõ ràng lời phát biểu của vị quan chức cấp cao trên đã đụng chạm khá nhiều đến Samsung và MediaTek - vốn đang là hai hãng phát triển các dòng CPU có 8 nhân xử lí, điển hình là Exynos 5 Octa trên Galaxy S4 hay SoC "MediaTek True Octa-Core" vừa mới được tiết lộ cách đây không lâu. Qualcomm muốn cho thấy một điều rằng, không phải CPU cứ nhiều nhân hơn là cho tốc độ xử lí nhanh hơn, mạnh hơn, bằng chứng là các dòng chip Snapdragon 600 hay Snapdragon 800 dù có 4 nhân xử lí bên trong nhưng vẫn mang lại hiệu năng rất đáng kể cho các máy mà nó được trang bị, không thua kém gì CPU 8 nhân.
Lưu ý: chip của Samsung là 4 nhân mạnh và 4 nhân yếu hoạt động theo từng cụm 4 nhân một, chip của MediaTek là 8 nhân hoạt động cùng lúc còn chip X8 của Motorola chỉ có 2 nhân xử lý, các nhân còn lại làm nhiệm vụ khác.Nguồn: Taiwan Media Roundtable Ảnh: Engadget
Google ra mắt Android Device Manager - công cụ giúp tìm lại thiết bị Android bị thất lạc
Cuối cùng thì Google cũng đã giúp cho người dùng Android cảm thấy an tâm hơn về việc quản lý thiết bị của mình, khi mới đây hãng đã cho ra mắt Android Device Manager (ADM) - công cụ giúp tìm lại máy Android bị thất lạc. Theo đó, tương tự như tính năng Find My iPhone/iPad/Mac của Apple, hay chương trình My Xperia của Sony, Android Device Manager sẽ giúp cho người dùng các thiết bị được cài đặt Android 2.2 trở lên xác định được vị trí chính xác của chiếc smartphone/tablet Android của mình. Ngoài ra nếu nó bị thất lạc đâu đó, bạn cũng có thể tận dùng ADM kích hoạt tính năng reo chuông trên máy Android. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể xoá toàn bộ dữ liệu quan trọng và bảo mật có trong máy nhờ vào ADM. Tất cả mọi công đoạn đều được thực hiện thông qua website chính thức của ADM - tuy nhiên hiện tại nó vẫn chưa mở ra để cho người dùng sử dụng.
Rõ ràng việc cho ra mắt Android Device Manager là một bước đi dù khá muộn, nhưng vô cùng đáng giá từ phía Google. Trong khi, các đối thủ như Apple hay Microsoft từ lâu đã phát triển tính năng quản lý thiết bị, thì gã khổng lồ tìm kiếm đến hiện nay mới có những động thái đầu tiên. Dẫu sao thì có vẫn hơn không, và người dùng các máy Android (chạy Android 2.2 trở lên) sẽ cảm thấy yên tâm hơn nữa và không còn phải quá lo lắng khi để lạc mất chiếc smartphone hay tablet của mình.
Hiện Google chưa cho biết khi nào thì Android Device Manager mới đi vào hoạt động chính thức. Chúng ta cũng không rõ thời điểm cụ thể Google tung ra app Android Device Manager cho khách hàng.
Cập nhật: Cuối tháng này công cụ ADM sẽ chính thức đi vào hoạt động
Google tung Android 4.3 cho HTC One, Galaxy S 4 Google Play Edition
Anh em nào đang dùng HTC One hay Galaxy S 4 phiên bản Google Play có thể tiến hành nâng cấp lên Android 4.3 bây giờ. Vậy là sau những máy Nexus thì HTC One và Galaxy S 4 phiên bản Google Play được nâng cấp lên 4.3. Tất cả các máy này đều là những máy cài hệ điều hành Android cơ bản nhất nên việc nâng cấp là dễ dàng. Những máy Android được tuỳ biến theo hãng, theo nhà mạng thì cần thêm thời gian hoặc khá nhiều thời gian để có thể lên 4.3 trong khi các hãng, các nhà mạng thử nghiệm với các tính năng của họ trên 4.3 hoặc tính toán quyết định xem máy đó có nên lên 4.3 không hay để cho máy mới hơn... và cũng có thể là phần cứng của máy không mang lai trải nghiệm tốt khi lên 4.3.
Microsoft xác nhận tăng xung nhịp GPU Xbox One từ 800MHz lên 853MHz để cạnh tranh tốt hơn với PS4
Phó Giám đốc bộ phận Xbox Live, Marc Whitten, mới đây đã tiết lộ một số thông tin mới về Xbox One. Theo đó, chiếc console này hiện đã chuyển qua giai đoạn thử nghiệm nội bộ, một số nhân viên của hãng thường xuyên được tiếp xúc cũng như xài Xbox One để đưa ra phản hồi và giúp thiết bị trở nên hoàn chỉnh hơn. Bộ phát triển phần mềm cuối cùng cũng đã đưa chuyển đến các lập trình viên để họ viết game. Ngoài ra, tin tức đáng chú ý nhất được Whitten nói đến đó là việc Microsoft quyết định tăng xung nhịp bộ xử lí đồ họa của Xbox One từ 800MHz lên 853MHz.
Việc tăng xung nhịp đã được đồn đại một thời gian trước, và hôm nay Microsoft đã chính thức xác nhận. Nó cho thấy rằng công ty đang muốn cạnh tranh tốt hơn với chiếc Sony PlayStation 4. Cả Xbox One lẫn PlayStation 4 đều được tích hợp SoC với tám nhân Jaguar của AMD, tuy nhiên theo giới chuyên gia, Sony chọn GPU mạnh hơn, bộ nhớ dành cho thành phần này cũng nhanh hơn (Sony xài GDDR5, Microsoft chỉ xài DDR3). Việc tăng xung nhịp là động thái của Microsoft trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách này, và Whitten tiết lộ nó sẽ giúp hiệu năng đồ họa của Xbox One tăng lên 6,5%. Thực chất thì để đánh giá hiệu năng của console thì cách chính xác nhất vẫn là cho hai máy cùng chơi một tựa game để so sánh, thế nên chúng ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn rằng việc tăng xung GPU có giúp được nhiều hay không.
Ngoài ra, Microsoft cũng đã phát triển nên một driver đồ họa được tối ưu hóa 100% cho Xbox One. Việc phối hợp chặt chẽ giữa phần mềm và phần cứng sẽ giúp tăng hiệu năng, giảm các vấn đề có thể gặp phải trong lúc chơi game. Đây là điều mà chúng ta có thể kì vọng ở những chiếc máy console như thế này.
Lập trình viên của game Doom, anh John Carmack, chia sẻ với trang The Verge rằng sức mạnh của hai chiếc console này "rất sát nhau", nhưng Sony đã có "những bước đi dài" nhằm cải thiện công cụ phát triển game. Bên cạnh đó, việc Microsoft bổ sung thêm bộ nhớ eSRAM 32MB để hoạt động như một bộ nhớ đệm cho GPU cũng khiến quá trình xây dựng game trở nên khó khăn hơn và lập trình viên phải vất vả hơn mới tận dụng được kiểu kiến trúc bộ nhớ này.
*Fillrate là số lượng pixel mà một bộ xử lí đồ họa có thể tạo ra và ghi vào bộ nhớ đồ trong một giây.
Samsung giới thiệu phần mềm App Folder, giúp gom nhóm icon trên màn hình Windows Phone
Không hiểu sao tính năng gom nhóm các icon phần mềm trên màn hình chính vào trong từng thư mục cụ thể lại không được Microsoft trang bị cho Windows Phone. Đây là một tính năng khá cần thiết, đặc biệt đối với những người sử dụng nhiều phần mềm. Để giải quyết nhu cầu này thì Samsung có giải pháp của riêng mình và vừa qua họ đã cung cấp cho người dùng Windows Phone phần mềm có tên gọi App Folder. Phần mềm này rất đơn giản và chỉ giải quyết nhu cầu nói trên, được cung cấp miễn phí trên Marketplace.
Trong phần diễn giải trên Marketplace không thấy yêu cầu phải có thiết bị gì mới chạy được, tuy nhiên vài người đã thử và có vẻ như phần mềm này chỉ chạy trên điện thoại của Samsung. Dù sao thì nó cũng miễn phí, tội gì mà không thử nhỉNguồn: Marketplace
[Tin đồn] Galaxy Note III và Samsung Smartwatch sẽ được giới thiệu vào ngày 04/09
Đến hẹn lại lên, năm ngoái Samsung đã giới thiệu Galaxy Note II trước thềm triển lãm IFA 2012 và năm nay nhiều nguồn tin cho thấy họ cũng sẽ làm tương tự với Note III. Không những thế, ngoài Note III thì rất có thể một thiết bị hoàn toàn mới cũng sẽ được giới thiệu. Tuy mới nhưng không lạ, đó chính là Samsung Smartwatch, chiếc đồng hồ thông minh mà chúng ta đã đồn đoán thời gian vừa qua. Nguồn tin từ AsiaEconomic cho biết, thời điểm chính xác là vào ngày 4 tháng 9 tới đây, trước thềm IFA 2013, được tổ chức tại Berlin, Đức. Thông tin về cấu hình của Note III chưa rõ ràng, người ta đồn rằng máy sẽ có màn hình 5,7" với RAM 3GB và chip xử lý Exynos 5.Nguồn: Technobuffalo
LG Display sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tấm nền OLED cho TV vào nửa sau năm 2014
LG Display vừa cho biết họ sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất đại trà màn hình OLED dùng cho TV kể từ nửa sau năm 2014. Người phát ngôn Lee Sang-wook của công ty nói rằng dây chuyền sản xuất OLED mới "sử dụng công nghệ cắt kính thế hệ thứ 8" và nó chuẩn bị đi vào hoạt động "sau nhiều lần thử nghiệm". Được biết công nghệ này sẽ cho ra những tấm kính với kích thước tối đa là 2200mm chiều rộng và 2500mm chiều cao, phù hợp để làm màn hình cho các TV lớn hơn 50". Sản lượng của dây chuyền mà LG Display chuẩn bị vận hành là 26.000 tấm kính mỗi tháng. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống đặt tại Hàn Quốc này đạt mức 700 tỉ won, tương đương 622 triệu USD. Đối thủ của LG Display là Samsung Display vẫn chưa công bố kế hoạch sản xuất đại trà tấm nền OLED.
Kể từ khi LG mua lại bằng sáng chế OLED của Kodak hồi năm 2009, hãng đã tập trung nhiều vào việc phát triển tấm nền OLED có thêm điểm ảnh màu trắng (WRGB OLED). LG nói rằng kĩ thuật này sẽ giúp việc sản xuất hàng loạt TV OLED trở nên dễ dàng hơn so với kiểu RGB truyền thống mà Samsung đang áp dụng, đồng thời tăng chất lượng hình ảnh. LG tiết lộ thêm là họ cũng vừa phát triển xong một công nghệ lai cho phép giảm chi phí sản xuất, đồng thời tăng sản lượng của dây chuyền OLED. Hi vọng rằng với động thái này, TV OLED sẽ giảm giá trong thời gian tới.
Trước đây cả LG lẫn Samsung đều đã có những TV OLED của riêng mình, cả hai đều đã bán ra nhưng số lượng không nhiều và giá thì rất đắt.
Xem thêm: Trên tay TV OLED của LG tại Việt NamNguồn: Korea Times
Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013
FBI có thể kích hoạt từ xa microphone trên laptop và điện thoại Android
Theo Wall Street Journal, FBI có thể kích hoạt từ xa những chiếc microphone gắn trên điện thoại Android hay laptop của người dùng nhằm phục vụ cho mục đích ghi âm cuộc đối thoại. Tin này được tiết lộ bởi một quan chức dấu tên của Mỹ, và tất nhiên là FBI cũng như Google không hề xác nhận hay bác bỏ điều đó. Thực chất việc sử dụng micro trên các thiết bị để nghe lén và ghi âm lén không phải là điều quá xa lạ. Năm 2002, FBI từng theo dõi tội phạm bằng cách dùng micro trong hệ thống gọi điện khẩn cấp của xe hơi. Năm 2004, tổ chức này tiếp tục dùng micro trên điện thoại để giám sát hành động của một số tay trùm mafia. Còn bây giờ, điểm mới đó là có những nhóm đặc vụ FBI thường xuyên hack vào máy tính/smartphone bằng cách sử dụng những phần mềm giám sát, có cả loại tùy biến lẫn loại bán trên thị trường, được mua từ những công ty tư doanh.
Một trong những nguồn tin của Wall Street Journal nói rằng bộ phận chịu trách nhiệm về "sứ mạng" hack đôi khi cài đặt phần mềm giám sát thông qua những thiết bị vật lý như ổ lưu trữ USB. Tuy nhiên, cũng có khi họ cài nó qua Internet (giống cách các phần mềm mã độc hoạt động) nhờ vào "một tài liệu hoặc đường link có khả năng tự tải phần mềm này khi người dùng nhấn hoặc xem tài liệu/link". Mọi chuyện đều diễn ra âm thầm và lặng lẽ, người dùng không hề hay biết gì cả. Khi đã cài xong, FBI có thể ra lệnh bật microphone lên. Đầu năm nay cũng có một vụ FBI muốn sử dụng camera để chụp ảnh, tuy nhiên thẩm phán không đồng ý và nói rằng ông cần biết thêm cách mà thông tin được thu thập để tránh làm tổn hại đến những người vô tội.
Nguồn tin tiết lộ FBI rất quan tâm đến việc chỉ lấy những "dữ liệu có liên quan", tuy nhiên khó mà biết được chuyện này có diễn ra đúng như ý định đó hay không. Cũng cần phải nói thêm rằng việc thu thập và giám sát thông tin dạng này thường phải có lệnh của tòa cũng như các quan chức chính phủ.
Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến nay, FBI đã sử dụng "web bug" (tạm dịch: những con bọ trên web) có khả năng thu thập danh sách trang web mà một chiếc máy tính đã truy cập, danh sách phần mềm đang cài trên máy cũng như nhiều loại dữ liệu khác. Năm 2007, web bug đã giúp FBI phámột vụ gửi bom thư ở bang Washington. Wall Street Journal cho biết thêm rằng: "FBI thuê những người có kĩ năng hack tốt, và họ cũng mua rất nhiều thứ để phục vụ cho hành động của mình". Những công cụ hack này sẽ chỉ được dùng khi các biện pháp giám sát khác không có hiệu quả, và như lời mô tả thì nó là "lựa chọn cuối cùng" của FBI.Nguồn: Wall Street Journal
Samsung thừa nhận đơn vị truyền thông của họ muốn chi tiền để LTV quảng bá về cuộc thi viết app
Một lập trình viên Android có tên Delyan Kratunov mới đây cho biết rằng công ty truyền thông - marketing Fllu (Hàn Quốc) đại diện cho Samsung đã đề nghị anh hợp tác để "đề cập đến" cuộc thi Samsung Smart App Challenge. Đây là cuộc thi dành cho các nhà phát triển phần mềm và Fllu muốn Kratunov nói về nó trên Stack Overflow, diễn đàn nổi tiếng được rất nhiều lập trình viên trên thế giới tham gia. Đổi lại, Fllu sẽ đưa cho Kratunov số tiền 500 USD.
Câu chuyện như sau: Kratunov cho biết COO John Yoon của công ty truyền thông Fllu là người đầu tiên liên hệ với anh thông qua một dòng bình luận trên blog của anh. Nội dung của comment đó như sau:Tất nhiên, Kratunov đã gửi thư lại cho Yoon để yêu cầu thêm thông tin vì anh nghĩ rằng nỗ lực giúp đỡ cộng đồng lập trình viên của mình đã được một hãng lớn ghi nhận. Yoon trả lời lại rằng công ty Fllu của ông đang muốn quảng bá SSAC trên diễn đàn StackOverflow. Vị này nói tiếp rằng với khoản thù lao 500 USD, Kratunov chỉ cần hỏi bốn câu hỏi "thông thường và có hệ thống" trong thời gian một tháng. Một số câu ví dụ mà Fllu đưa ra đó là "Có ai biết gì về SSAC không?", "Cần phản hồi về app tôi đang viết để dự thi Samsung Smart App Challenge". Ngoài ra, Kratunov cũng cần phải trả lời lại các bài post về SSAC. Yoon nói thêm rằng "nhiều thành viên khác cũng đang làm chuyện tương tự", chứng tỏ Fllu không chỉ liên hệ với Kratunov mà còn với nhiều người khác cùng sinh hoạt trên StackOverflow.
Cũng cần phải nói thêm rằng COO John Yoon không muốn Kratunov gửi link bừa bãi và spam diễn đàn StackOverflow. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng công ty Fllu muốn Kratunov "ngụy trang" những lời bình luận và bài viết của mình như là những nội dung thông thường, nhưng thực chất thì chúng được trả tiền để xuất hiện, và xuất hiện hoàn toàn có chủ đích.
Sau đó, James Yoo, Giám đốc chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Fllu (không phải John Yoon), cho trang The Verge biết rằng Samsung không phải là khách hàng của công ty ông, đồng thời nói rằng những cáo buộc của Kratunov là không đúng. Yoo không cung cấp thêm thông tin nào khác liên quan đến vụ việc này.
The Verge đã liên hệ với Kratunov, anh nói rằng James Yoo mới gửi cho anh một email khác với nỗ lực hủy bỏ lời đề nghị 500$ đưa ra lúc đầu. Trong thư có nói: "đề nghị của chúng tôi về việc quảng bá (cho SSAC trên StackOverflow) đã vi phạm điều khoản sử dụng và có thể khiến cho tài khoản của bị cấm đăng nhập. Chúng tôi không muốn thực thi các hành động đi ngược với chính sách của diễn đàn và muốn hủy bỏ lời đề nghị trước đây".
Sau khi phân tích email của Yoo gửi The Verge với lá thư gửi cho Kratunov, The Verge xác nhận rằng chúng đến từ cùng một địa chỉ. Như vậy, Fllu thực chất có đại diện cho Samsung để đi đề nghị Kratunov, hãng cũng đã đề xuất việc trả tiền để đăng tải những nội dung mang tính quảng bá như đã nói ở trên. Vậy tại sao Yoo lại nói Samsung không phải là khách hàng của Fllu? Và vì sao Yoo lại có hành động rút lại đề nghị của mình sau khi bị The Verge "hỏi thăm"?
Kratunov chia sẻ trên blog của mình rằng anh không muốn hợp tác với Samsung hay Fllu, chính vì thế anh mới cho đăng tải nội dung của email trao đổi giữa anh với công ty truyền thông này. Anh nói rằng thứ nhất, nếu bất kì ai đăng các câu hỏi như Fllu đề nghị lên StackOverflow thì người đó sẽ bị "hạ bậc" xuống âm vô cực ngay. Thứ hai, anh không muốn làm tổn hại đến cộng đồng mà mình yêu thích chỉ vì vài trăm đô la. Nếu như Fllu tiếp cận và đề nghị Kratunov quảng bá cho cuộc thi một cách đàng hoàng và hợp lệ thì anh đã hợp tác rồi.
Phản hồi lại vấn đề này, Samsung thừa nhận đơn vị truyền thông - marketing của hãng có đưa ra đề nghị chi tiền thù lao để lập trình viên quảng bá cho SSAC. Trong thông báo của mình, Samsung nói hành động này "rõ ràng là đi ngược với chính sách của Samsung Electronics" và hãng không hề biết gì về hành động của Fllu cho đến khi thông tin được đăng tải trên mạng. Ngay khi phát hiện ra kế hoạch chi 500$ của Fllu, Samsung đã ngay lực tức hủy bỏ nó. "Chúng tôi tiếp tục nhắm đến việc trung thực và rõ ràng trong việc liên lạc với khách hàng của mình".
James Yoo, vị COO nói trên, cũng đã gửi thư xin lỗi lập trình viên có liên quan. Yoo nói rằng hành động của Fllu là "sai lầm, không đúng đắn", đồng thời thừa nhận rằng phát ngôn chuyển cho The Verge, trong đó nói Samsung không phải là một khách hàng của Fllu, đã "gây hiểu nhầm". Người này giải thích là Fllu đang "làm việc với chương trình quảng cáo của Samsung cho một đơn vị truyền thông khác đang làm việc với Samsung" (nguyên văn: Fllu was "working on Samsung's promotion for an agency that works for Samsung).
Thực chất Samsung không phải là công ty duy nhất sử dụng các công ty truyền thông để làm việc tương tự như Fllu, có nhiều hãng khác cũng làm lắm nhưng ít có công ty nào bị bắt gặp. Đây cũng là vụ án thứ hai về vấn đề truyền thông mà Samsung bị phát hiện trong vài tháng trở lại đây. Hồi tháng 4, Samsung Đài Loan thú nhận rằng một công ty truyền thông bên ngoài đã thuê người để nói xấu về đối thủ của hãng là HTC.Nguồn: Blog của Delyan Kratunov, The Verge
Khách hàng Apple trung thành với sản phẩm của mình nhất, Samsung đứng đầu trong thế giới Android
Khách hàng của Apple, Samsung, Motorola, HTC,... hay rộng hơn là người dùng iOS và Android, ai trung thành với dòng sản phẩm mà mình đã chọn hơn? Để biết được câu trả lời, CRIP (Consumer Intelligence Research Partners) đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận thấy rằng phần lớn những ai sử dụng các thiết bị Apple luôn gắn bó với các dòng máy của hãng này. Tương tự như vậy, số lượng khách hàng trung thành với iOS luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, và theo sát ngay sau đó tất nhiên là người dùng máy Android. Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy nhìn vào bảng thống kê dưới đây.
*NM: không được tính vào
Dễ dàng nhận thấy rằng phần đông những ai sử dụng nền tảng iOS trước đó luôn muốn tiếp tục gắn bó với OS này (78%). Trong khi đó, về phía đối thủ Android, có 67% người được hỏi cho biết sẽ vẫn trung thành với các thiết bị chạy hệ điều hành của Google. Tuy nhiên, những con số trên cho thấy một thắng lợi khác của iOS trước Android, đó là trong khi chỉ 14% khách hàng dùng iOS trước đó quyết định chuyển sang dùng Android, thì có đến 27% người dùng Android mong muốn được đổi sang hệ điều hành iOS - điều này cho thấy sức hấp dẫn của iOS lớn hơn Android và đó là lý do dẫn đến thống kê trên.
Tiếp tục với BlackBerry OS, không quá bất ngờ khi số lượng khách hàng trung thành với OS này thấp hơn nhiều so với lượng người dùng chuyển qua nền tảng khác. Cụ thể hơn, chỉ có 10% người dùng smartphone BlackBerry quyết định sử dụng tiếp nền tảng này, trong khi đó có đến 34% quyết chuyển qua Android và 48% qua iOS.
Nói sơ qua một chút về Windows Phone, có thể thấy số lượng người dùng iOS, Android và BlackBerry chuyển qua hệ điều hành này là không nhiều. Đáng tiếc là thống kê không chỉ rõ có bao nhiêu % khách hàng trung thành với WP, tuy nhiên có lẽ con số này cũng không cao. Đây là một điều có thể hiểu được bởi Windows Phone hay WP8 vẫn còn là một nền tảng trẻ nên vẫn còn quá sớm để hỏi người dùng rằng họ có muốn tiếp tục gắn bó với OS này hay không.
Đối với những ai dùng các máy điện thoại cơ bản (feature phone), một nửa trong số họ ưa thích các máy Android hơn - đơn giản là vì chúng có giá thành phải chăng nhưng lại hội đủ các yếu tố của smartphone. Phần nhiều hơn trong số còn lại (39%) chọn iOS, 3% chọn BlackBerry, 3% chọn WP và 6% cho biết vẫn tiếp tục xài điện thoại bình thường.
Trung thành với iOS tức là trung thành với Apple, nhưng với Android lại là một câu chuyện khác
*NM: không được tính vào
Đó là sự thật, bởi iOS chỉ gắn liền với các sản phẩm của Apple như iPhone/iPod Touch/iPad và do đó, không có gì khó hiểu khi nhận thấy rằng vẫn con số 78% người dùng trung thành với sản phẩm Apple. Tuy nhiên, Android thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong thế giới Android, có hàng tá các hãng OEMs từ Samsung, đến HTC, LG hay Motorola, chính vì thế sẽ không thể biết được rằng người dùng gắn bó với Android thì sẽ dùng thiết bị của hãng nào.
Theo bảng thống kê, có vẻ người chiến thắng trong việc giành lấy sự tin tưởng của khách hàng là Samsung. Có đến 52% người dùng sản phẩm Samsung cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục tin dùng các thiết bị của thương hiệu này, trong khi đó con số này đối với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như HTC là 27%, LG 18%, hay Motorola là 9%.
Về phía Nokia, thật đáng buồn là 100% người dùng sản phẩm của hãng này lại quyết định chuyển sang dùng điện thoại của những hãng khác. Trên thực tế, con số này không phải là hoàn toàn chính xác bởi vẫn có rất nhiều người vẫn tiếp tục mua smartphone Nokia dù hãng này chuyển giao từ Symbian sang Windows Phone hoàn toàn. Cũng chính vì chuyển sang một nền tảng mới lạ, do đó rất nhiều người dùng đã không tin tưởng vào Nokia (thời điểm mới chuyển sang WP) và họ đã chọn HTC, Samsung, LG hay iPhone làm thiết bị thay thế. Tất nhiên, trong tương lai, trong điều kiện WP phát triển tốt, số khách hàng quay trở lại với Nokia cũng sẽ tăng dần lên.
*Một điều thú vị ở đây là không ai từ Nokia chuyển qua BlackBerry - có lẽ họ cũng nhận thấy được tương lai của BlackBerry không khá hơn là bao so với Nokia.
Kết luận
Thứ nhất, qua hai bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù BlackBerry, HTC, LG, hay Nokia đã có những động thái tích cực trong thời gian vừa qua, nhưng chúng dường như vẫn chưa đủ mạnh để làm lung lay những khách hàng trung thành với Apple và Samsung. Dẫu biết HTC với con át chủ bài HTC One, LG với dòng sản phẩm Optimus, BlackBerry với Z10/Q10, hay Nokia với loạt thiết bị chạy WP8 cùng thiết kế hấp dẫn, tuy nhiên tất cả dường như vẫn chưa vượt qua được cái bóng quá lớn của hai dòng sản phẩm Galaxy của Samsung và iPhone từ Apple. Kết quả là cuộc chiến trên thị trường smartphone vẫn là một cuộc chiến giữa hai đối thủ truyền kiếp: Samsung và Apple.
Kết luận thứ hai mà ai trong số chúng ta cũng nhận ra được đó chính là iOS hiện tại vẫn có sức hấp dẫn quá lớn. Sự mượt mà, ổn định, hỗ trợ người dùng tốt, tất cả yếu tố đó đã khiến cho iOS trở thành nền tảng có sức hút lớn nhất, và minh chứng rõ nét nhất đó chính là rất nhiều khách hàng dù đang sở hữu những chiếc máy HTC, Samsung hay LG vẫn luôn muốn chuyển qua iPhone/iPad trong tương lai.
iOS hấp dẫn hơn, nhưng không thể nói Android thua iOS trên thị trường hệ điều hành di động. Mặc dù không có lượng khách hàng trung thành lớn như iOS nhưng Android vẫn là điểm đến lý tưởng nhất đối với những ai chuyển từ hệ điều hành khác, mà đặc biệt ở đây là người dùng điện thoại phổ thông. Thế mạnh giá rẻ nhưng vẫn giữ yếu tố "smart", các dòng sản phẩm Android luôn thu hút một lượng lớn người dùng tại các thị trường mới nổi, hay những ai muốn một thiết bị thông minh nhưng lại có giá phải chăng.
iOS và Android: mỗi hệ điều hành có một thế mạnh riêng, có một sức hút riêng và cả hai vẫn đang thống trị thế giới hệ điều hành dành cho thiết bị di động. Với những ai yêu thích iOS hay Android thì đó là một niềm vui, nhưng với những người muốn trải nghiệm sự mới lạ, thì đó lại là một viễn cảnh đáng buồn bởi iOS và Android đã quá cũ và chúng ta muốn chứng kiến một sự đổi mới, một sự sáng tạo, cách tân từ những OS khác - mà cụ thể ở đây là WP8 và BlackBerry 10.
NASA và ESA sẽ liên lạc với các vệ tinh không gian bằng tia laser
Kể từ khi tàu Sputnik được phóng vào năm 1957, hoạt động truyền thông liên lạc từ Trái Đất đến các vệ tinh trên quỹ đạo vẫn dựa vào sóng radio. Công nghệ này qua thời gian đã được cải tiến và trưởng thành, đạt độ tin cậy cao nhưng nó cũng đã dần đi đến giới hạn. Theo ước tính của NASA, lượng dữ liệu gởi đi đã tăng theo cấp số nhân trong nhiều thập kỷ qua. Các hệ thống truyền thông hiện tại bắt đầu cho thấy những điểm yếu và vì vậy NASA cùng Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đang phát triển một giải pháp nhằm thay thế cho sóng radio. Cụ thể, vào tháng 10 tới, cả 2 cơ quan hàng không vũ trụ sẽ trình diễn hệ thống liên lạc mới với khả năng gởi nhận dữ liệu từ một vệ tinh thăm dò Mặt Trăng của NASA bằng tia laser.
Laser từ lâu đã được chứng minh khả năng truyền dẫn một lượng dữ liệu rất lớn trong sợi cáp quang. Các kỹ sư tin rằng nếu chúng có thể được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông vũ trụ, tia laser sẽ mang lại tốc độ truyền dẫn 622 Mb dữ liệu mỗi giây (622 Mbps). Một ưu điểm nữa của laser là nó sử dụng bước sóng nhỏ hơn rất nhiều so với sóng radio. Điều này có nghĩa tia laser có thể được phát dưới dạng một chùm tia hẹp và ăng-ten phát cũng nhỏ hơn so với ăng-ten radio với cùng cường độ tín hiệu. Đầu phát và đầu thu tia laser nhỏ hơn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí chế tạo hơn. Thêm vào đó, độ hẹp của chùm tia laser cũng mang lại tính bảo mật cho giao tiếp.
Vào tháng 10, hệ thống truyền tin bằng tia laser sẽ được trình diễn với vệ tinh thăm dò khí quyển và môi trường bụi Mặt Trăng (LADEE) của NASA. Như tên gọi, nhiệm vụ của LADEE là nghiên cứu về bầu khí quyển gần như không tồn tại của Mặt Trăng và lớp bụi "bay" trên bề mặt Mặt Trăng bởi các điện tích tĩnh. LADEE được phát triển theo chương trình Modular Common Spacecraft Bus, theo đó NASA đã sử dụng một thiết kế tàu phổ biến để đẩy nhanh quá trình chế tạo và giảm giá thành. Một trong 4 thử nghiệm lớn đi kèm với LADEE là chương trình trình diễn khả năng liên lạc bằng laser với vệ tinh Mặt Trăng gọi tắt là LLCD.
Chương trình LLCD của NASA khá giống với dự án OPALS của ESA. Tuy nhiên, thay vì thử nghiệm khả năng truyền dẫn dữ liệu bằng laser lên trạm ISS trong khoảng cách vài trăm dặm thì LLCD sẽ thử nghiệm công nghệ trong cự ly 250 nghìn dặm. Các thí nghiệm bao gồm việc truyền dẫn hàng trăm triệu chùm tia laser từ hệ thống Lunar Lasercomm Space Terminal (LLST) lắp trên tàu LADEE. Hệ thống có trọng lượng 29,5 kg được phát triển bởi Viện công nghệ Massachusetts (MIT), bao gồm 3 mô-đun: một mô-đun quang học với kính thiên văn đường kính 10,1 cm lắp trên khớp các đăng bên ngoài tàu, một modem và một mô-đun điều khiển điện tử. Hệ thống sẽ bắn các tia laser hồng ngoại công suất 0,5 W về Trái Đất đồng thời nhận dữ liệu từ các trạm thiên văn mặt đất nhưng ở tốc độ chỉ 20 Mbps.
Các tín hiệu truyền dẫn sẽ được ghi nhận bởi 3 trạm mắt đất tại New Mexico, Califronia và Tây Ban Nha. Các trạm này sẽ sử dụng hệ thống Lunar Lasercomm Ground Terminal (LLGT) tương thích với LLST. Hệ thống bao gồm một loạt 8 kính thiên văn với đường kính từ 15,2 đến 43,1 cm.
Về phần ESA, cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ sử dụng trạm quan sát mặt đất Optical Ground Station tại Tenerife, Tây Ban Nha. Để chuẩn bị cho lần thử nghiệm vào tháng 10, ESA đang tiến hành nâng cấp hệ thống LLGT của mình. LLGT của ESA bao gồm một hệ thống dò và giải mã mới, một thiết bị đo cự ly và truyền dẫn, tất cả đều đã được thử nghiệm thành công hồi tháng 7 vừa qua tại Zurich, Thụy Sĩ. Trong khi đó, NASA và MIT đã cung cấp một công cụ mô phỏng laser cho ESA nhằm giúp các kỹ sư tại đây thử nghiệm tính tương thích với hệ thống của Mỹ.
Zoran Sodnik, quản lý dự án Lunar Optical Communication Link của ESA cho biết: "Công tác kiểm tra đang được tiến hành theo kế hoạch và mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng liên lạc với LADEE khi tàu được phóng vào giữa tháng 9 tới. Trạm thiên văn mặt đất của chúng tôi sẽ kết hợp với 2 trạm khác của NASA để liên lạc với LADEE theo sứ mạng thăm dò Mặt Trăng của tàu. Chúng tôi đang hướng đến mục tiêu trình diễn khả năng đáp ứng của công nghệ truyền tin quang học cho các sứ mạng trong tương lai đối với sao Hỏa hay mọi nơi khác trong hệ Mặt Trời."
Tàu thăm dò Mặt Trăng LADEE sẽ được phóng vào cuối năm nay bằng tên lửa đẩy NASA Minotaur V tại bệ phóng Wallops thuộc trung tâm không gian vũ trụ Goddard ở bang Virginia. Hoạt động thử nghiệm liên lạc bằng tia laser dự kiến sẽ được thực hiện vào giữa tháng 10, 4 tuần sau khi phóng tàu.
Theo NASA, việc sử dụng tia laser sẽ mang lại hiệu quả truyền dẫn dữ liệu tốt hơn, cho phép giao tiếp với tàu theo thời gian thực và thậm chí truyền tải video 3D phân giải cao. NASA đã đưa ra một so sánh rằng nếu sử dụng sóng radio băng tần S thì phải mất đến 639 giờ để truyền một bộ phim HD có độ dài tương đối trong khi công nghệ LLCD chỉ mất 8 phút.
Theo: Gizmag
Thị phần Android T7/2013: Jelly Bean 4.1 nhiều hơn Gingerbread
Theo số liệu mới nhất từ Google, phiên bản hệ điều hành Android Jelly Bean (4.1) đã chính thức vượt Gingerbread (2.3) để trở thành phiên bản Android phổ biến nhất trên thị trường trong khoảng thời gian tháng 7 vừa qua với thị phần 34%. Một tháng trước đó, tuy Jelly Bean đã vượt Gingerbread về thị phần nhưng đó là gộp cả hai phiên bản Jelly Bean (v4.1 và v4.2) nhưng tháng 7 vừa rồi thì chỉ riêng Jelly Bean 4.1 đã có thị phần nhiều hơn Gingerbread (34% so với 33,1%). Nếu tính tổng cộng thì Jelly Bean có thị phần 40,5% trong khi Gingerbread là 33,1%. Trong khi Jelly Bean tăng thì Ice Cream Sandwich và Gingerbread đều giảm về thị phần. Android 4.3 mới được Google giới thiệu nhưng sự hiện diện của nó là gần như bằng 0 khi chỉ có duy nhất Nexus 7 II cài sẵn. Nhưng trong tháng 8 trở đi, Jelly Bean 4.3 sẽ tăng dần về thị phần khi có nhiều máy hỗ trợ hơn.Nguồn: GSM Arena
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)