Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Chống rung quang học và ứng dụng trên Smartphone Camera

Tinhte.vn-Camera-OIS.

Rung:
Thực tế, chúng ta biết rằng khi cầm máy ảnh các loại để chụp thì sự rung tay sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới độ sắc nét của hình ảnh, đặc biệt rõ ràng ở những tiêu cự dài (tele) và trong bối cảnh thiếu sáng - buộc tốc độ cửa chập phải giảm xuống đáng kể. Ví dụ: cầm tay máy ảnh và chụp cảnh phố phường ban đêm.

Hạn chế và đối kháng lại rung:
Có nhiều cách để chống lại rung như sử dụng chân máy, kỹ thuật cầm máy, chống rung kỹ thuật số ... tuy nhiên Chống rung quang học (OIS) cho tới nay vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để đối trọng lại hiện tượng này.

Về kỹ thuật OIS, trong ống kính máy ảnh sẽ có một thấu kính (hoặc thậm chí là cả hệ ống kính) "trôi nổi lơ lửng" có khả năng dịch chuyển lắc lư, ngược lại với hướng của rung lắc để triệt tiêu / loại trừ - giúp hình ảnh rơi chính xác vào tấm cảm quang - cho hình sắc nét. Nhược điểm của OIS là cơ cấu phức tạp - làm tăng giá tiền và có thể làm cho tốc độ lấy nét chậm đi đôi chút.

Nhìn chung khi áp dụng chống rung quang thì trong điều kiện thiếu sáng, máy ảnh có thể để ISO thấp (cho hình mịn hơn) giảm tốc độ chụp mà vẫn không bị rung. Dĩ nhiên việc giảm tốc độ chụp có thể kéo theo hệ lụy là những chủ thể chuyển động có thể bị kéo thành những vệt mờ - chống rung quang không làm mất đi hiện tượng mờ nhòe do chuyển động của vật thể được chụp.

Ngoài kỹ thuật chống rung quang, các kỹ thuật chống rung số cũng được áp dụng, đơn giản thì chỉ là tăng ISO, phức tạp hơn thì chụp liên tiếp nhiều hình và sử dụng thuật toán ghép hình - cũng ít nhiều cải thiện độ nét hình ảnh. Hoặc thậm chí là sự phối hợp của cả chống rung quang và chống rung số ở một thiết bị


WP_20130823_20_47_59_Pro-001.
Nokia Lumia 1020 f2.2 1/18s ISO 800

Chống rung quang cho điện thoại di động
Độ mỏng của điện thoại khiến cho việc thiết kế hệ ống kính và tích hợp chống rung quang học trên điện thoại trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên hiện giờ đã có một số smartphone cao cấp trang bị công nghệ này, giúp nâng cao chất lượng tổng thể của hình ảnh (sắc nét và ít nhiễu) trong đó có thể kể tới như điện thoại Sharp AQUOS SH-01D, Nokia từ dòng 9xx trở lên, HTC One, LG G2 ...

Dưới đây là kết quả thử nghiệm trong điều kiện hết sức thiếu sáng với 3 chiếc LG Optimus G2, Nokia Lumia 925 và HTC One. có tham chiếu cùng với 2 chiếc không có chống rung quang là Samsung Galaxy S4 và LG Optimus G Pro. Các máy đều để ở chế độ Auto tự động hoàn toàn (tắt flash)

Bối cảnh thiếu sáng như vậy làm đau tim bất kể chiếc máy ảnh nào kể cả chuyên nghiệp nhất, và dĩ nhiên là một thử thách đáng kể so với những chiếc máy ảnh điện thoại có cảm quang nhỏ xíu (thường là 1/3 inch đường chéo)


Rất thiếu sáng, Chủ thể tĩnh tại

CAM00001.Windows Phone_20130913_008.IMG_20130913_175119.20130913_175753.
CAM00005.

Rất thiếu sáng, có chủ thể chuyển động
CAM00002. Windows Phone_20130913_009. IMG_20130913_175226. 20130913_175452.
View attachment 1275559

Cự kỳ thiếu sáng, chủ thể tĩnh
CAM00003.Windows Phone_20130913_010.IMG_20130913_180111.20130913_180243.

Cực kỳ thiếu sáng chủ thể động
CAM00004.Windows Phone_20130913_011.IMG_20130913_180400.20130913_180253.CAM00006.

Trước khi thực hiện bài so sánh này, chúng tôi hi vọng có thể đưa ra một bức tranh với phân định tương đối rõ ràng giữa việc có và không có chống rung. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều máy thử nghiệm không cho phép khống chế các yếu tố chụp (cố định iso, cố định giảm nhiễu, chụp liên tiếp nhiều kiểu) - các nhà sản xuất khéo léo phối hợp các yếu tố chụp nên không dễ bề so sánh một tính năng đơn lẻ. Tuy nhiên nhìn nhận một cách tổng quan thì việc có chống rung quang là một lợi thế tất yếu.

Các bạn có thể xem kỹ hình chụp thực tế để đưa ra quyết định cho mình