Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bên trong Steam Machine: linh kiện giá 1300$, dễ sửa chữa và thay thế

Steam_Machine_Valve_500px.

Những chiếc máy tính chơi game Steam Machine đầu tiên hiện đã được Valve giao đến cho 300 người thử nghiệm. Rất nhanh chóng, các kĩ sư của trang iFixit đã có được một chiếc trong tay và mở nó ra (cũng như tay cầm Steam Controller) để chúng ta xem nội thất của thiết bị này. Theo ước tính của họ thì trị giá các linh kiện của Steam Machine có giá thị trường vào khoảng 1300$, một con số khá đắt đỏ, nhưng lại đang được cung cấp miễn phí cho các tester. Máy được thiết kế để có thể thay thế dễ dàng các thành phần nên iFixit chấm 9 trên 10 điểm về mức độ dễ sửa chữa. Tuy nhiên, việc đi dây điện chính xác có thể sẽ gặp khó khăn nếu không có tài liệu hướng dẫn.

Về cấu hình thì chiếc máy iFixit nhận được sử dụng ổ cứng lai CPU Intel Core i5-4570, SSD 1TB, card đồ họa ZOTAC GeForce GTX 780, RAM Crucial Ballistix Sport dung lượng 16GB và tất cả được gắn trên một bo mạch chuẩn mini-ITX. Bây giờ thì mời các bạn cùng xem phần "giải phẩu" của những anh chàng này.

Steam_Machine_Valve_1.
Máy được giao đến cho người dùng trong những chiếc hộp như thế này, giống mấy khối vuông trong game Portal

Steam_Machine_Valve_2.
Mở ra thì chúng ta sẽ thấy Steam Machine, thật tuyệt vời

Steam_Machine_Valve_3.
Biểu tượng Steam

Steam_Machine_Valve_4.
Nhìn toàn cảnh chiếc máy của chúng ta trước khi cho em nó lên bàn phẩu thuật

Steam_Machine_Valve_5.
Với tay cầm Steam Controller bản thử nghiệm, năm sau bốn nút ở giữa sẽ được thay bằng một vùng cảm ứng

Steam_Machine_Valve_6.
Máy đi kèm một cây bút để khôi phục lại hệ điều hành Steam OS, vốn được phát triển dựa trên Linux Debian

Steam_Machine_Valve_7.
Mặt sau tay cầm

Steam_Machine_Valve_8.

Steam_Machine_Valve_9.
Tháo nó ra để xem thế nào

Steam_Machine_Valve_10.

Steam_Machine_Valve_11.
Chip màu đỏ là bộ điều khiển do NXP sản xuất

Steam_Machine_Valve_12.
Còn đây là ba cái switch tiếp xúc với nút

Steam_Machine_Valve_13.
Các cổng kết nối ở mặt sau, màu đỏ là eSATA, màu xanh là USB 3.0, ngoài ra chúng ta còn có HDMI, DisplayPort, DVI, USB 2.0, cổng cắm vào ăng-ten

Steam_Machine_Valve_14.
Bắt đầu tháo máy ra nào

Steam_Machine_Valve_15.
Nhìn từ trên xuống, các linh kiện xếp rất gọn

Steam_Machine_Valve_16.
Tháo máy ra thôi, chỗ này có card đồ họa

Steam_Machine_Valve_18.
Nhưng trước đó phải tháo SSHD ra trước đã

Steam_Machine_Valve_17.
Ổ này là ổ lai giữa HDD với SSD do Seagate sản xuất và có dung lượng đến 1TB

Steam_Machine_Valve_19.
Gỡ card đồ họa ra

Steam_Machine_Valve_20.
Card này do ZOTAC sản xuất và nó sử dụng GPU NVIDIA GeForce GTX 780 với bộ nhớ vRAM 3GB, bên trong GPU này là 2304 nhân truyền

Steam_Machine_Valve_21.
Tiếp tục tháo tiếp một số cái nắp

Steam_Machine_Valve_22.
Đây là card PCI Express

Steam_Machine_Valve_23.
Hai tham RAM Ballistix Sport VLP với tổng dung lượng là 16GB

Steam_Machine_Valve_24.
Tháo đến bo mạch mini-ITX ra nào

Steam_Machine_Valve_25.
Tháo quạt tản nhiệt CPU

Steam_Machine_Valve_26.
Cận cảnh quạt tản nhiệt của Steam Machine

Steam_Machine_Valve_27.
CPU trong chiếc Steam Machine mà iFixit có được là Intel Core i5-4570 với xung nhịp tối đa 3,2GHz

Steam_Machine_Valve_28.
Tháo cái chỗ sáng đèn trên máy ra

Steam_Machine_Valve_29.
Mạch điều khiển với 12 bóng đèn LED, có đóng dấu Valve hẳn hoi

Steam_Machine_Valve_30.
Bộ nguồn tích hợp của máy đang được tháo ra

Steam_Machine_Valve_31.
Công suất 450W, hiệu năng hoạt động đạt 87%~90% ở mức tải 20%~100%

Steam_Machine_Valve_32.
Toàn bộ linh kiện của Steam Machine

Steam_Machine_Valve_33.
Còn đây là "bộ lòng" của Steam Controller