Các nhà khoa học ở trường đại học Princeton (Mỹ) mới đây đã phát triển thành công một tai người nhân tạo hứa hẹn không những có thể thay thế hoàn toàn bộ phận trên cơ thể người mà còn vượt xa giới hạn mà con người nghe được. Họ đã dùng công nghệ in 3D để pha trộn các tế bào của con bê, gel nước và một ăng-ten dạng xoắn ốc làm từ hạt nano bạc. Kết quả là họ thu được một chiếc tai người nhân tạo với vẻ bề ngoài hơi ghê một tí, nhưng nhờ tính hợp ăng-ten nên nó có thể “nghe” được các tần số sóng radio mà tai người không thể.
Mục đích ban đầu của các nhà khoa học chỉ là thử nghiệm khả năng kết hợp một thiết bị điện tử với mô tế bào nhưng từ thành quả thu được, họ đã phát triển xa hơn và tìm cách tạo ra một bộ phận nhân tạo có đầy đủ chức năng như của con người, thậm chí là vượt xa khả năng của người. Mặc dù chiếc tai nhân tạo này chỉ là một thành quả bước đầu trong quá trình phát triển lâu dài để thực sự có được những bộ phận thay thế hoàn hảo, nhưng nó đang mở những hướng đi mới về việc cấy các thiết bị điện tử lên bộ phận sinh học, chẳng hạn như là việc gắn cảm biến để đo lực ép lên phần sụn đầu gối.
Xem thêm:
Tai người nhân tạo được in 3D từ đuôi chuột và tế bào tai bò
In 3D và cuộc cách mạng công nghệ y học
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
Đại học Princeton phát triển tai nhân tạo bằng công nghệ in 3D với "thính lực" siêu nhạy
Nhãn:
bộ phận cấy ghép
,
công nghệ in 3D
,
công nghệ y học
,
công nghệ y khoa
,
in 3d
,
in sinh học
,
Khoa học
,
tai nhân tạo