Có một sự thật phải thừa nhận đó là người Roman cổ đại có thể tạo ra loại bê tông tốt hơn so với những gì chúng ta đang có hiện tại. Các công trình hiện đại bắt đầu bị xuống cấp sau khoảng 50 năm hoặc là phải đối mặt với các vấn đề về môi trường, còn những công trình thời La Mã vẫn tồn tại vững vàng sau hàng trăm năm. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cách làm bê tông của người Roman cổ nhằm có thể tìm ra giải pháp cho các công trình hiện đại giúp tăng độ bền – đồng thời ít gây hại đến môi trường hơn.
Để tạo ra loại bê tông siêu cứng, người Roman cổ đã trộn vôi với đá núi lửa. “Đối với các công trình ngầm dưới nước, vôi và tro núi lửa được trộn với nhau để tạo thành một dạng vữa, loại vữa này sẽ được kết hợp với đá núi lửa và được cho vào khuôn gỗ”. “Nước biển sẽ ngay lập tức tạo nên một phản ứng hoá học có toả nhiệt. Vôi được hiđrat hoá – kết hợp các phân tử nước vào trong cấu trúc của nó – và phản ứng với tro núi lửa để liên kết tất cả hỗn hợp lại với nhau”, theo thông tin từ một thông cáo báo chí của liên minh các nhà khoa học quốc tế.
Ấn tượng hơn, loại bê tông của người Roman tạo ra ít khí thải các-bon hơn mà vẫn có độ bền rất cao. Ngày nay, các loại xi-măng chiếm khoảng 7% lượng khí thải các-bon điôxít có hại cho môi trường hàng năm. Theo phương pháp sản xuất bê tông của người Roman cổ thì cần nhiều thời gian hơn để hỗn hợp vữa cứng lại so với phương pháp hiện đại, tuy nhiên, đối với một công trình lớn thì độ bền mới là thứ quan trọng nhất, vì thế sẽ có rất nhiều thứ mà các nhà khoa học có thể tận dụng được từ việc nghiên cứu bê tông của người Roman cổ.
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013
Bí mật về bê tông của người Roman cổ có thể giúp tăng độ bền cho các công trình hiện đại
Nhãn:
bê tông
,
Khoa học
,
người la mã
,
người la mã cổ
,
người Roman
,
người Roman cổ
,
Roman