Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Đánh giá nhanh card đồ họa AMD Radeon R9 270X

Radeon-R9-270X.

Radeon R9 270X là một trong những chiếc card đồ họa mới nhất của AMD, ra mắt dịp GPU '14 Tech Day hồi cuối tháng 9/2010, tuy nhiên đây lại là model yếu nhất trong dòng R9 series ở thời điểm hiện tại. Không phải là một GPU hoàn toàn mới, R9 270X chính là phiên bản làm lại của Radeon HD 7870 của năm ngoái, với xung nhịp GPU, RAM và TDP cao hơn. Điểm mới trong con GPU lần này là được bổ sung tập lệnh MS DirectX 11.2 vốn sẽ xuất hiện cùng HĐH Windows 8.1 của Microsoft. Mời các bạn điểm qua vài kết quả benchmark và FPS của Radeon R9 270X khi chơi game ở bài viết dưới đây.

  • Tổng quan
Một trong những lí do mà AMD ra mắt dòng card đồ họa Radeon R7 và R9 series là bởi vì dòng Radeon HD 7000 hiện tại của họ chỉ hỗ trợ tập lệnh DirectX 11.1, chứ không tương thích với DX 11.2 có trên Windows 8.1 sắp ra mắt. Dù cũng là những phiên bản đổi tên của HD 7000, nhưng việc R7 và R9 hỗ trợ DX 11.2 sẽ khiến một số người dùng chịu chi tiền để đổi những chiếc card đồ họa mới, dĩ nhiên trong đó có những người đang dùng Radeon HD 6000 hoặc cũ hơn. Thật ra không phải tất cả GPU Radeon R9 series đều là những phiên bản làm lại, chúng ta có R9 290 và R9 290X sẽ là 2 GPU hoàn toàn mới, là vũ khí để AMD cạnh tranh trực tiếp với GeForce GTX Titan của nVIDIA, tuy nhiên 2 chiếc card đồ họa này vẫn chưa được họ công bố chính thức.

Trở lại với dòng Radeon R7 và R9 series, một nhân tố mới nữa xuất hiện trên những GPU này là với các phiên bản có chữ X làm hậu tố phía sau, thì chúng sẽ được trang bị AMD TrueAudio, công nghệ độc quyền cho phép nhà phát triển thiết kế một kênh âm thanh riêng biệt cho game khi chạy với GPU AMD, có chất lượng và độ chi tiết cao hơn. Ngoài ra AMD cũng có nói rằng những GPU mới của họ hỗ trợ hàm lập trình AMD Mantle API đa nền tảng trên PC, Xbox One và PS4, vì vậy bạn có thể yên tâm là game nào xuất hiện trên PS4, X1 mà có phiên bản cho PC thì những GPU thuộc Radeon R7 và R9 series sẽ chơi được.

[IMG]

Phiên bản Radeon R9 270X mình có là mẫu thử nghiệm của AMD, chiếc card có 1 quạt làm mát dạng lồng sóc, khung tản nhiệt ôm lấy hết phần bo mạch PCB. Theo AMD thì R9 270X có TDP 180W, lấy nguồn từ khe PCI-E 3.0 và 2 đầu 6 pin từ PSU, vì vậy để máy hoạt động ổn định thì chúng ta nên trang bị bộ nguồn từ 500W trở lên cho an toàn. GPU này cũng có cầu CrossFireX, cho phép người dùng xây dựng cấu hình nhiều card đồ họa để tăng năng lực xử lý của máy tính.

Phần mềm quản lý Catalyst Control Center dùng để quản lý GPU có nhiều tiện ích. Ở đây chúng ta có thể calibrate màu sắc cho màn hình LCD, quản lý xuất ra nhiều màn hình cùng lúc bằng chức năng AMD Eyefinity, thiết lập 3D để chơi nếu có màn hình 3D, thậm chí là quản lý ép xung GPU bằng cách nâng xung nhịp, chỉnh tốc độ quạt làm mát... Tuy nhiên Catalyst dành cho R series chỉ mới có phiên bản beta (13.11 v1) nên gặp lỗi là điều không tránh khỏi.

AMD-Radeon-R9-270X (5).

[IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG] [IMG]

Cấu hình thử nghiệm
  • GPU: AMD Radeon R9 270X 2GB GDDR5
  • Driver: AMD Catalyst 13.11 beta1
  • HĐH: Windows 8 Pro 64bit
  • Bo mạch: Gigabyte H87N-WiFi
  • CPU: Intel Core i5-4430, 4 nhân 3GHz
  • RAM: 8GB x 2 (16GB) Corsair Vengance Pro 1600MHz
  • Ổ cứng: SSD Corsair Neutron GTX 240GB + 2 HDD chạy Raid 0
  • PSU: EVGA SuperNOVA 750W
  • Điểm khi benchmark
Với phép thử 3DMark 13, R9 270X ghi được hơn 130.000 điểm Ice Storm, gần 14.000 điểm Cloud Gate trong đó điểm Graphics lên tới hơn 40.000 (của HD 7790 là khoảng 26.000), và hơn 5200 điểm Fire Strike. Kết quả của 3DMark 13 được đánh giá gồm có điểm Graphics và Physics, có lẽ vì đang là driver Catalyst bản thử nghiệm nên điểm số Physics đạt được không cao, kéo điểm tổng thể xuống thấp.

AMD-Radeon-R9-270X (7).

Với 3DMark 11, phần mềm này nhận diện R9 270X là chip Radeon HD 8860 và chấm cho nó 7489 điểm, điểm số này tương đương với HD 7870 cũ.

AMD-Radeon-R9-270X (8).

3DMark Vantage được gần 23.600 điểm.

AMD-Radeon-R9-270X (16).

  • Với PCMark 7, R9 270X ghi được gần 5000 điểm.
AMD-Radeon-R9-270X (9).

Tương tự, PCMark 8 chấm cho R9 270X 4503 điểm ở bài thử Work Test và 4903 điểm cho bài thử Home Test.

AMD-Radeon-R9-270X (12).

AMD-Radeon-R9-270X (10).

  • PCMark Vantage đạt hơn 14.400 điểm.
AMD-Radeon-R9-270X (14).

AMD-Radeon-R9-270X (20).

SNAG-0020.
  • Nhiệt độ và độ ồn
Sau khi chạy xong các phép benchmark và để stress GPU sau 10 phút, nhiệt độ của GPU cao nhất theo ghi nhận là xung quanh ngưỡng 70 độ C, tuy nhiên lúc này quạt làm mát chỉ chạy ở mức 20-24% để hạn chế tiếng ồn (gần như không nghe thấy được). Thử tăng tốc độ quạt lên 40% (2500 vòng/phút) thì nhiệt độ giảm đi khá rõ, cao nhất chỉ đạt khoảng 64 độ C mà thôi. Nhìn chung thì Radeon R9 270X khá mát mẻ và hoạt động ổn định, quạt làm mát chạy êm, ít tiếng ồn nếu chúng ta không can thiệp thay đổi tốc độ quạt.

AMD-Radeon-R9-270X (13).

Vài kết quả với game: Bioshock-Infinite, Lost Planet 3, Sleeping Dogs, Outlast, Tomb Raider, Metro Last Light. Các game được để ở mức thiết lập từ High trở lên, khử răng cưa 4X (nếu có), V-sync off.

AMD-Radeon-R9-270X (1). AMD-Radeon-R9-270X (2). AMD-Radeon-R9-270X (3).
AMD-Radeon-R9-270X (4). AMD-Radeon-R9-270X (18). AMD-Radeon-R9-270X (17). AMD-Radeon-R9-270X (19).