K-Glass: mắt kính cung cấp thông tin cần thiết thông qua khả năng nhận
diện thực tế ảo
Những nhà nhiên cứu tại viện Khoa học và Công nghệ cao Hàn Quốc (KAIST) vừa phát triển mẫu chip mới để cung cấp năng lượng cho thiết bị đeo mô phỏng khả năng của bộ não con người, tăng khả năng nhận dạng thực tế thông minh hơn. Bộ xử lý thực tế ảo (AR) được KAIST gọi là K-Class, một nguyên mẫu thiết bị bao gồm cả màn hình hiển thị, camera, touchpad điều khiển cùng pin được cung cấp. Nó hoạt động khác biệt một chút so với Google Glass nhờ khả năng phân tích nội dung hình ảnh thực tế và hiển thị những thông tin cần thiết kết hợp cùng những hình ảnh ở dạng thực tế ảo, trong khi mắt kính của Google dựa chủ yếu và việc ra lệnh bằng giọng nói.
Giả sử bạn vào một nhà sách để tìm kiếm những cuốn truyện cần mua. Camera của K-Class sẽ nhận diện hình ảnh và phân tích để đưa ra những dữ liệu phù hợp hiện trên màn hình. Hoặc nó có thể nhận diện những mẫu xe hơi và đưa ra những số liệu liên quan về động cơ, công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu… Ngoài ra hình ảnh của những đồ vật sẽ được nổi 3 chiều theo hiệu ứng thực tế ảo (AR). Hoặc bạn có thể bước vô một nhà hàng, thiết bị sẽ nhận diện được tên và vị trí của nhà hàng, từ đó nó có thể đưa ra địa chỉ cũng như menu đồ ăn, món ăn được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu còn muốn thiết bị hoạt động ấn tượng hơn. Họ mong muốn bộ xử lý AR có thể xử lý được hình ảnh nhanh hơn khi nhận thông tin từ đôi mắt. Bộ xử lý mới sử dụng một ‘mạng lưới thần kinh nhân tạo’ cho phép khả năng xử lý rất nhiều lệnh song song, gia tăng tốc độ và giảm tiêu thụ điện năng. KAIST cho rằng thiết bị thử nghiệm của họ có thể kéo dài lên đến 96% thời gian sử dụng so với các thiết bị đeo được tương tự như hiện nay. Google Glass hiện tại chỉ hoạt động khoảng 2 tiếng đồng hồ.
K-Glass hiện tại mới chỉ là mẫu thử nghiệm, chính vì thế người ta kỳ vọng vào một thiết kế gọn gàng và đẹp mắt hơn, dựa trên công nghệ thông minh đã thử nghiệm.