Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

GM Việt Nam giới thiệu Spark 2013 1.0 AT: 4 túi khí, 5,1 lít/100 km, giá 377 triệu đồng

Screen Shot 2013-05-21 at 23114 PM

Hôm qua, 20/5, GM Việt Nam đã chính thức giới thiệu phiên bản 2013 của chiếc hatchback cỡ nhỏ Chevrolet Spark dành cho thị trường trong nước. Trên phiên bản mới, Spark hầu như vẫn giữ nguyên thiết kế hiện đại, trẻ trung như trước và được bổ sung thêm hộp số tự động 4 cấp cùng hai túi khí bên dành cho ghế trước. Đặc biệt, Spark 2013 chỉ có mức giá đề xuất 377 triệu đồng dành cho phiên bản 1.0 số tự động, thấp hơn khá nhiều so với 448 triệu đồng của Kia Picanto 2013 và 450 triệu đồng của Hyundai i10.

Về thiết kế, Spark 2013 không có nhiều thay đổi so với phiên bản 1.2 trước đây. Kích thước tổng thể vẫn là 3.640mm, 1.579mm, 1.522mm tương ứng với các chiều dài, rộng và cao. Nhà sản xuất cho biết, phiên bản mới sở hữu lưới tản nhiệt kép cải tiến được thiết kế hài hòa với ốp cản trước làm tăng thêm phong cách hiện đại của xe. Bên cạnh đó là cụm đèn pha cỡ lớn được thiết kế sắc nét khiến "bộ mặt" của Spark 2013 trông khá dữ dằn khi nhìn từ phía trước. Trong khi đó, tay nắm cửa sau được thiết kế ẩn trên trụ D có thể sẽ khiến nhiều người lầm tưởng Spark 2013 là một chiếc xe 3 cửa chứ không phải 5 cửa. Đây là một đặc điểm tạo nên sự độc đáo và thể thao so với những chiếc xe cùng phân khúc.

Bên trong, nội thất xe chú trọng đến sự đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng. Có thể kể đến hộc để đồ trung tâm dành cho những vật dụng nhỏ, hộc để đồ sau ghế, bên cửa và hai khay để cốc tiện lợi đặt ngay cạnh cần số. Chevrolet Việt Nam cho biết, dù đi xem phim, xem thể thao, dự tiệc tùng hay đi du lịch xa, Spark 2013 vẫn mang đến một chuyến đi thú vị và thoải mái dành cho 5 người.

Là một chiếc xe nhỏ được thiết kế để di chuyển chủ yếu trong đô thị nên Spark 2013 không cần một động cơ quá mạnh. Xe sử dụng động cơ DOHC dung tích 1 lít, phun xăng điện tử MFI có công suất cực đại 68 mã lực tại tốc độ tua máy 6.400 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 89 Nm tại 4.800 vòng/phút. Sức mạnh sẽ được truyền tới bánh trước thông qua hộp số tự động 4 cấp. Chevrolet cho biết, Spark 2013 có mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 5,1 lít/100 km.

Spark 2013 1.0 AT đã được bán ra ngay từ bây giờ với giá 377 triệu đồng cùng 6 tùy chọn về màu sắc là đỏ, trắng, bạc, xanh nõn chuối, xanh dương nhạt và xanh dương đậm. Chính sách bảo hành của Chevy đưa ra cho Spark 2013 1.0 AT là 3 năm hoặc 100.000 km cho máy móc và hộp số, 2 năm hoặc 50.000 km cho phụ kiện.



Google nói về sự phân mảnh của Android và giải pháp khả thi hiện tại của hãng

android-fragmentation copy

Android là một nền tảng mở, là hệ điều hành được sử dụng bởi hàng trăm triệu chiếc smartphone trên toàn thế giới. Với các hãng OEMs, sự mở Android như một đôi cánh giúp họ bay xa, bay cao trên thị trường smartphone, thế nhưng với chính cha đẻ của nó, Google, Android mở dường như đang khiến cho tập đoàn công nghệ Mỹ này cảm thấy bắt đâu lo lắng, và sẽ thực sự là vấn đề nếu như họ chưa giải quyết được một bài toán vô cùng nan giải: sự phân mảnh của Android. Và đây cũng chính là chủ đề cốt yếu được mang ra thảo luận tại nhiều buổi nói chuyện giữa các kỹ sư Google và các nhà phát triển trên toàn thế giới tại hội nghị Google I/O 2013, với mục tiêu chung là hạn chế tối đa sự phân mảnh cũng như tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Phân mảnh là gì? Nguyên nhân của sự phân mảnh trong Android

Trước hết chúng ta cần có một khái niệm khái quát về cụm từ "phân mảnh trong Android". Đầu tiên cần phải hiểu rằng "Phân mảnh = Phân thành nhiều mảnh", đúng như vậy, phân mảnh ở Android bị gây ra bởi hai yếu tố chính:
  1. Các bản cập nhật liên tục được ra mắt trong thời gian ngắn, trong khi các thiết bị cũ vẫn chưa kịp nâng cấp lên bản Android ngay trước đó;
  2. Quá nhiều hãng OEMs tham gia vào sản xuất điện thoại, tablet Android --> hàng tá thiết bị với đủ loại kích thước, độ phân giải màn hình chạy Android --> sự phân mảnh ngay từ bên trong Android.
Vậy tác hại của phân mảnh là gì? Rõ ràng phân mảnh của Android sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nhà phát triển ứng dụng và đối với chính các hãng OEMs. Hãy thử lấy ví dụ cho dễ hiểu:
  • Khó khăn về ứng dụng: Các developer muốn bán được app thì họ phải tạo ra những app tương thích tốt với các dòng máy Android đang bán chạy, hoặc các máy Android phổ biến. Vậy, khi Samsung ra mắt Galaxy S4 màn hình 5", độ phân giải Full HD, họ (developer) phải chỉnh sửa lại app của mình cho phù hợp với màn hình có độ phân giải 1920 x 1080 để các điểm ảnh không bị vỡ, trong khi đó họ phải duy trì phát triển các app dành cho những máy có độ phân giải HD, hay những máy có độ phân giải màn hình thấp hơn.
  • Khó khăn về các bản cập nhật: Có một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là Google liên tục ra mắt các bản cập nhật Android trong một thời gian cực kỳ ngắn. Quay trở lại với khi Android còn có hai phiên bản: một dành cho smartphone (từ Android 2.3 Gingerbread trở xuống), và một dành cho tablet (Android 3.0 Honeycomb), lúc đó Android 2.3 đang bắt đầu thịnh hành và nhiều máy vẫn còn đang trong quá trình nâng cấp lên, thì Google quyết định hợp nhất Android và tung ra phiên bản 4.0 rồi sau đó không lâu là 4.1, 4.2. Việc cập nhật Android lên phiên bản mới quá nhanh đã gây ít nhiều trở ngại cho các hãng OEMs, họ sẽ phải bắt tay vào chỉnh sửa giao diện, bắt đầu tiến trình cập nhật Android 4.0, 4.1 cho các dòng máy cao cấp và trung cấp (một số máy mới chỉ được lên Android 2.3 vài ngày), và rồi kết quả là gì: người dùng dài cổ chờ đợi lên Android bản mới nhất hoặc chấp nhận bỏ tiền ra để mua các smartphone mới được cài sẵn Android 4.1 hay 4.2.
Tất nhiên, các thành viên trong đội ngũ phát triển Android của Google đã nhận thức được các vấn đề trên, thế nhưng việc hạn chế nó là một điều "nói thì dễ nhưng làm thì khó". Trong suốt buổi nói chuyện với các nhà lập trình viên, đại diện bộ phận Android của Google, ông Dave Burke, cho biết rõ ràng là rất khó khăn để cân bằng giữa việc hỗ trợ cho các thiết bị phần cứng cũ và liên tục đề ra các giải pháp sáng tạo cho Android để đáp ứng nhu cầu người dùng. Burke hoàn toàn có lý khi nói điều này, như chúng ta biết, các bản Android mới luôn bao gồm hàng loạt những tính năng mới, sáng tạo hơn, độc đáo hơn, và ngày càng hoàn thiện hơn, thế nhưng khi mà Google càng cố gắng làm cho Android trở nên hoàn hảo hơn với các bản cập nhật liên tục, thì họ lại vô tình làm "buồn lòng" những người dùng các smartphone thế hệ cũ - vốn có cấu hình phần cứng không đáp ứng nổi, hoặc phải chờ đợi vài tháng mới có thể nhận được bản nâng cấp Android mới.

Trên thực tế, Google đã có một nỗ lực nhằm hạn chế sự phân mảnh ngày càng trầm trọng của Android, đó là tung ra phiên bản Android 4.0 Ice Cream Sandwich (bản Android hợp nhất tương thích với cả tablet và smartphone). Mục đích của việc tạo ra ICS đó là giúp các nhà phát triển không phải tạo ra hai phiên bản cho cùng một app (một cho tablet và một cho điện thoại), từ đó các app được ra mắt và nâng cấp nhanh hơn. Nhưng tiếc thay, kể từ khi ICS ra đời, ngày càng nhiều developer từ bỏ người dùng HĐH Android 2.3 trở xuống, và chỉ cho ra mắt các app yêu cầu máy phải chạy ICS trở lên. Có lẽ Google trước khi ra mắt ICS đã tính trước được điều này, nhưng họ nghĩ rằng sự hy sinh lượng người dùng Android 2.3, 2.2 để thay đổi hoàn toàn nền tảng Android sẽ là một bước đi chiến lược khôn ngoan hơn, đặc biệt khi tính đến tương lai của Android.

Giải pháp mang tên "Nexus"

Android 4.0 Ice Cream Sandwich là nỗ lực đầu tiên của Google trong việc làm chậm lại sự phân mảnh của Android, vậy nỗ lực thứ hai của hãng là gì: chính là dòng máy Nexus. Trước khi nói về các thiết bị Nexus, Burke không quên đề cập đến một vấn đề khá nhạy cảm, ông nói rằng vấn đề "phân mảnh của Android" về cơ bản bị gây ra bởi chính những chiếc máy chạy các phiên bản Android không thuần khiết. Burke tiếp tục ám chỉ rằng chính những giao diện, các app bên thứ ba, hiệu ứng từ phía các hãng OEMs, nhà mạng là những yêu tố khiến cho các dòng máy smartphone mặc dù là cao cấp nhưng vẫn không thể cập nhật Android bản mới nhất đúng thời hạn. Vì vậy cứ mỗi khi Google ra mắt bản Android mới, các hãng OEMs cùng nhà mạng lại bắt đầu phát triển theme, app cài thêm cho các thiết bị của họ - hậu quả là tốn thêm thời gian và tiền bạc - cùng với đó là bắt người dùng phải chờ đợi trong mỏi mệt.

[IMG]

Vậy giải pháp tốt nhất để chống lại sự phân mảnh, để có thể trải nghiệm hệ điều hành Android một cách "thuần khiết" nhất, đó chính là sử dụng các dòng máy Nexus của Google. Hãy nhìn vào Galaxy Nexus hay Nexus 4, chúng luôn nhận được các bản Android mới nhất ngay lập tức mà không phải chờ đợi hàng tháng trời, bởi cả hai đều dùng giao diện Android gốc, không có bất kỳ sự can thiệp bởi các hãng OEMs hay nhà mạng. Chính vì những lợi ích quá lớn từ Android gốc, nên vừa qua chúng ta cũng đã thấy Samsung cùng Google đã hợp tác với nhau cho ra mắt chiếc Galaxy S4 chạy Android thuần: dùng giao diện như các dòng máy Nexus - đây có thể coi là một bước đi khôn ngoan của cả Google lẫn Samsung. Samsung sẽ cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn, trong khi Google lại tiến một bước dài trong chiến dịch hạn chế sự phân mảnh của Android.

Có thể thấy, Android giờ đây đang được chia thành hai mảng: một là Android gốc mang âm hưởng của Nexus, hai là Android đã qua chỉnh sửa, tuỳ biến bởi các OEMs hay nhà mạng. Trong đó, nếu như Android ở mảng thứ hai sẽ dành cho những ai thích sự cầu kỳ, thích các hiệu ứng đẹp, thích sự phức tạp và giao diện đặc trưng như TouchWiz của Samsung hay HTC Sense của HTC, thì Android ở nhóm thứ nhất dường như là một kế hoạch về lâu về dài của Google hơn. Đó là kế hoạch thống nhất Android, hạn chế tối đa sự phân mảnh, và mang sự trải nghiệm Android "thuần khiết nhất" đến với người tiêu dùng.

Lời kết

Hệ điều hành Android xuất hiện ở nhiều smartphone với mọi phân khúc, từ cấp thấp đến cao cấp, thế nhưng chính việc này sẽ khiến cho vấn đề phân mảnh của Android ngày càng nghiêm trọng hơn. Burke cho biết giải pháp khả thi nhất của Google hiện giờ là làm giảm dung lượng của các bản cập nhật và đơn giản hoá yêu cầu phần cứng, thế nhưng liệu việc này có hiệu quả? Liệu áp lực từ các đối thủ như iOS, Windows Phone, hay BlackBerry sẽ khiến cho Google chịu chấp nhận phát triển các bản cập nhật Android xoay quanh các dòng máy cấp thấp? Câu trả lời có lẽ là không bao giờ, phải chấp nhận một thực tế rằng việc chú trọng vào các dòng máy cao cấp sẽ giúp Google tăng tính cạnh tranh trên thị trường, nhưng thay vào đó họ sẽ phải từ bỏ người dùng các smartphone Android cấp thấp. Google có thể hạ thấp dung lượng của các gói cập nhật, nhằm hy vọng đưa Android mới nhất đến với các smartphone cũ, thế nhưng họ không thể nào đưa các tính năng vốn chỉ chạy tốt trên các smartphone 4 nhân lên một chiếc điện thoại lõi đơn hay lõi kép.

Nexus là một giải pháp tuyệt vời của Google trong việc ngăn chặn nạn phân mảnh, nhưng điều đó là chưa đủ. Google cần phải làm nhiều việc hơn nữa với Android, họ nên tung ra các bản cập nhật nhỏ, chú trọng vào những tính năng mới quan trọng, thay vì đưa ra những bản nâng cấp nhảy vọt như Android 2.3 lên Android 4.0. Hệ quả là sau một thời gian dài ra mắt Android 4.0, một lượng rất lớn các máy Android trên thị trường vẫn dậm chân tại Android 2.3 Gingerbread hoặc Android 2.2 Froyo. Việc chú trọng vào tính năng thay vì làm lại giao diện nền tảng, sẽ giúp các hãng OEMs cập nhật những thiết bị của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hy vọng, với giải pháp mang tên Nexus và những tối ưu hoá các bản cập nhật Android, Google sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu "thống nhất Android", và người dùng lúc đó sẽ không phải đắn đo suy nghĩ: không biết chiếc điện thoại Android đó có được cập nhật lên Android 4.2.2 trong tương lai hay không, hay lại mới mua về rồi bị bỏ rơi !

Nữ sinh 18 tuổi nghiên cứu công nghệ giúp sạc đầy pin điện thoại trong 30 giây, được Google liên hệ

Eesha_Khare

Mới đây, học sinh 18 tuổi Eesha Khare đến từ trường trung học Lynbrook High School (California) đã dành được hạng nhì trong giải thưởng Khoa học, kĩ thuật quốc tế do Intel tổ chức (ISEF). Khare nhận được giải này vì công trình nghiên cứu về một loại siêu tụ điện có thể giúp pin điện thoại được sạc đầy trong chỉ 20 đến 30 giây và tuổi thọ lên đến 10.000 vòng sạc, cao gấp 10 lần so với công nghệ hiện nay. Khare nhận được 50.000$ tiền thưởng từ ISEF và nó sẽ giúp cô trang trải việc học tại Đại học Harvard danh tiếng cũng như tiếp tục quá trình nghiên cứu của mình. Cô cho biết thêm rằng Google đã liên hệ với cô để bày tỏ mối quan tâm đến công nghệ siêu tụ nói trên, tuy nhiên Khare từ chối tiết lộ thêm thông tin ở thời điểm này.

Cụ thể hơn, dự án mà Khare theo đuổi mang tên "Thiết kế và tổng hợp các nanorod hydro hóa TiO2-Polyaniline dành cho siêu tụ dẻo có hiệu suất cao". Được biết phát minh của Eesha còn có thể sử dụng trên những sản phẩm có tính phức tạp cao như xe điện, hệ thống LED, thậm chí là cả trong quá trình gia công và chế tạo màn hình dẻo trong tương lai. Giải pháp của Khare còn ở thể đặc, tức là nó sẽ không gây ra tình trạng pin bị "chảy nước" như hiện nay nên rất thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe người dùng.

Cũng tại ISEF 2013, đoàn Việt Nam chúng ta đạt được hai giải Tư và được xếp trên cả Pháp, Argentina, ngang hàng với Hàn Quốc, Nam Phi…



SKWID - hệ thống tua-bin khai thác đồng thời năng lượng gió và hải lưu của Nhật

skwid

Hiện nay, những hệ thống khai thác năng lượng tái tạo từ gió và dòng hải lưu không hiếm. Nhưng mới đây, công ty MODEC (Mitsui Ocean Development & Engineering Co.) của Nhật đã công bố họ sắp sửa thử nghiệm SKWID - hệ thống đầu tiên có thể khai thác cùng lúc cả 2 nguồn năng lượng trên.

SKWID (viết tắt của Savonius Keel and Wind Turbine Darrieus) là một hệ thống nổi được neo tại chỗ với một tua-bin gió Savonius "chìm bên dưới" và một tuabin gió Darrieus dạng trục đứng trên mặt nước. Cả 2 đều được kết nối với một hệ thống bánh răng/máy phát, cho phép thiết bị tạo ra điện từ dòng hải lưu, gió biển hoặc cả 2. Thêm vào đó, hoạt động xoay của tua-bin Savonius có thể bổ trợ cho tua-bin gió phía trên khi gió lặng và cần quán tính.

Thiết kế của tua-bin Darrieus khiến nó có thể quay từ trái sang phải hoặc ngược lại, vì vậy nó hoạt động không phụ thuộc vào hướng gió. Trong khi đó, tua-bin Savonius dù chỉ có thể quay một chiều nhưng cũng không phụ thuộc vào hướng dòng hải lưu. Theo MODEC thì tua-bin này có thể khai thác điện với cả những dòng hải lưu yếu nhất và không bị ảnh hưởng bởi sự sinh sôi của các sinh vật biển trên các gầu xoay dạng bán xy-lanh. Ngoài ra, do tua-bin không quay nhanh bằng tốc độ dòng hải lưu nên nó cũng được xem là an toàn đối với môi trường biển.

SKWID được neo tại tại những vùng biển động và thiết kế của máy phát trên mặt biển và tua-bin Savonius bên dưới sẽ giữ trọng tâm thấp cho hệ thống. Thêm vào đó, ụ nổi hình tròn phía trên được gắn vào cấu trúc trung tâm bằng các gờ cao su dẻo giúp nó đung đưa theo nhịp sóng trong khi vẫn giữ được độ ổn định và duy trì hoạt động của các tua-bin và máy móc tích hợp.

Theo một báo cáo trên kênh NHK News, một trong số các hệ thống SKWID đầu tiên sẽ được thiết lập và thử nghiệm ngoài khơi Nhật Bản vào mùa thu tới. Tua-bin gió sẽ cao hơn mặt biển 47 m, tua-bin hải lưu bên dưới có đường kính 15 m. Khi hoạt động cùng nhau, cả 2 tua-bin có thể tạo ra đủ điện để cung cấp cho khoảng 300 ngôi nhà.

Tại sao Tua-bin gió Savonius lại được sử dụng dưới mặt nước?
skwid-1


[Cisco] 55% khách hàng được khảo sát tin tưởng xe không người lái, 46% sẽ cho con trẻ lên xe

cisco_driverless_car_top

Theo một khảo sát mới đây của Cisco, được thực hiện trên 1.500 người ở 10 quốc gia trên thế giới, có hơn phân nửa người được hỏi cho biết họ tin tưởng những chiếc xe không người lái. Đây là một kết quả rất đáng ngạc nhiên, vì cho đến hiện tại, công nghệ xe không người lái vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, và nhiều người vẫn đang đặt dấu chấm hỏi về tính khả thi của công nghệ này.

Tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng giữa những thị trường khác nhau. Việc chấp nhận xe không người lái dường như lại cao hơn ở các nước đang phát triển. Ví dụ như ở Brazil, có đến 95% người được hỏi trả lời rằng họ tin tưởng một chiếc xe không người lái, ở Ấn Độ cũng có đến 80% và ở Trung Quốc 70% tài xế sẵn sàng nhường việc điều khiển xe cho máy móc.

Trái ngược với những nước đang phát triển, chỉ 60% người Mỹ tham gia cuộc khảo sát cho biết họ sẽ tin tưởng những chiếc xe không người lái và 57% người Nga sẽ xem xét về những phương tiện tự động này. Người Đức – vốn vẫn rất thích số sàn – còn hoài nghi nhiều hơn, chỉ 37% tin tưởng xe không người lái. Con số ở Nhật có thể khiến bạn bất ngờ, ở một đất nước đang ứng dụng rất nhiều công nghệ robot tự động nhưng chỉ có 28% người được hỏi tin vào xe tự động lái.

Mặc dù vậy, các con số khảo sát ở trên vẫn còn thấp hơn so với khi các nhà nghiên cứu hỏi liệu tài xế có cho con cái họ đi trong những chiếc xe tự động lái. Điều này cho thấy rằng tiềm năng của thị trường xe không người lái rất lớn nếu chúng được sản xuất thương mại.

cisco_driverless_car_study

Dưới khía cạnh tin tưởng vào công nghệ, cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy có tới 74% tài xế sẽ vui vẻ lái xe theo hệ thống dẫn đường của xe nếu họ có thể tiết kiệm tiền bảo hiểm và chi phí bảo trì. Khoảng 65% trong số đó sẵn sàng chia sẻ chiều cao, cân nặng, thói quen lái xe và sở thích giải trí với nhà sản xuất để có thể được đáp ứng tốt hơn các trải nghiệm lái xe.

Trong khi đó, nếu phải đi mua xe, đa phần mọi người sẽ cảm thấy thoải mái nếu không phải nói chuyện trực tiếp với nhân viên bán hàng. Một nửa trong số người được hỏi cho biết rằng họ thích một khu vực tương tác tại cửa hàng bán xe nếu họ có tuỳ chọn. Hơn một nửa (55%) nói rằng họ cảm thấy vui vẻ để sử dụng các công nghệ ảo, bao gồm video chat, để hoàn tất quá trình mua xe. Và thêm một lần nữa, người dùng ở các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn với ý tưởng này so với khách hàng ở Mỹ hay Đức, trong đó người dùng Nhật Bản ít thích sử dụng công nghệ ảo trong việc mua xe nhất.


Dùng thử dịch vụ lưu trữ online Copy.com

Tinhte_copy_00

Lại thêm một đám mây nữa được giới thiệu thiệu với tên gọi Copy.com, cạnh tranh trực tiếp với Dropbox, iCloud hay Google Drive... Để thu hút thì Copy cung cấp cho người mới đăng kí dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15GB, và tung ra chương trình khuyến mãi tặng 5GB cho mỗi lượt đăng kí mới. Chương trình ưu đãi lại chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định chứ không phải mãi mãi. Copy.com hỗ trợ cả người dùng máy tính Mac, Windows, Linux và các thiết bị di động chạy iOS hay Android. Điểm trừ lớn nhất là tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không bằng so với Dropbox mình vẫn hay dùng.
Như đã nói ở phần đầu, tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không phải chỉ mình mình bị tốc độ chậm mà mình đã tham khảo một số người dùng rồi thì ai cũng cảm nhận tương tự. Có lẽ tốc độ sẽ được cải thiện sau khi toàn bộ data trong thư mục Copy đã được đồng bộ lên server. Vì thế tốt nhất là bạn nên cắm máy cho Copy đồng bộ xong hết dữ liệu, sau đó mới thử tốc độ thì sẽ tốt hơn.

Tinhte_copy_01

Tốc độ tải xuống các thiết bị thì cũng không chậm lắm mà chấp nhận được. Phần mềm của Copy cho Android và iOS được làm khá tốt, giao diện đơn giản và đẹp, ngon hơn trên máy tính. Tính năng trên iOS và Android hơi khác nhau một chút, trên Android có thêm tính năng tự động tải hình mới chụp lên Copy, còn iOS thì không. Với phần mềm trên thiết bị di động thì data không được tải về sẵn mà Copy chỉ tải danh sách chỉ mục về mà thôi, mỗi khi bạn chọn vào file nào đó để mở nó thì nó mới được tải về.


Copy.com dù sao cũng chỉ là dịch vụ mới ra mắt và cần thêm thời gian để thử nghiệm cũng như nâng cấp thêm. Vì thế nếu bạn có hứng thú thì cũng lưu ý là không lưu dữ liệu quan trọng bằng dịch vụ này. Với dung lượng miễn phí khá lớn, Copy thích hợp là nơi sao lưu hình ảnh cũng như tài liệu. Ngoài ra trong thời gian này thì họ còn tung ra chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn, đó là tặng cho bạn và người được bạn giới thiệu, mỗi người 5GB dung lượng lưu trữ.

Có nghĩa là khi mình giới thiệu với bạn và mời bạn đăng kí Copy bằng link sau: https://copy.com?r=vCxEtL, thì cả bạn và mình đều được cộng thêm 5GB. Tất nhiên, không cần link giới thiệu mà truy cập thẳng vào Copy.com cũng có thể đăng kí được. Hiện chưa rõ dung lượng miễn phí tối đa là bao nhiêu.

Ngoài ra, với Copy.com thì bạn có thể chia sẻ file rất nhanh. Mỗi khi cài xong Copy trên máy tính thì sẽ có thư mục Copy được tạo mới, muốn sao lưu dữ liệu nào lên mây thì bạn copy dữ liệu đó vào thư mục này. Trong thư mục này, mỗi khi bạn muốn share 1 file hay 1 folder trong đó cho người khác thì chỉ cần click chuột phải vào file hay folder đó, chọn Copy Actions -> Send hoặc Copy public Link ...

Tinhte_copy_2

Aston Martin mừng sinh nhật lần thứ 100 bằng chiếc xe ý tưởng CC100 Speedster

Aston-Martin-CC100-Speedster-002

Aston Martin mới đây đã chính thức trình làng chiếc xe ý tưởng CC100 Speedster để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 (1913-2013) của hãng. Được biết, cái tên CC100 không chỉ là tên viết tắt của Concept Car 100 Years mà nó còn có ý nghĩa vinh danh chiến thắng tại giải Le Mans 1959 của chiếc xe đua Aston Martin DBR1. Trong khi đó, chữ Speedster có ý nghĩa thể hiện rằng đây là một chiếc xe hai chỗ ngồi, không mui, tốc độ cao và mang phong cách cổ điển.

Được phát triển dựa trên nền tảng của chiếc V12 Vantage, CC100 Speedster có thể được xem là chiếc xe thay thế người tiền nhiệm của nó trong thời gian tới. Aston Martin còn tiết lộ rằng, CC100 Speedster còn có nhiệm vụ thử nghiệm thiết kế của hãng trong tương lai. "CC100 Speedster là hình ảnh thu nhỏ về những gì tuyệt vời nhất của Aston Martin. Nó đại diện cho sự kế thừa tính thể thao của chúng tôi, khả năng thiết kế đặc biệt của chúng tôi, kỹ thuật tuyệt vời của chúng tôi, và hơn hết là tinh thần phiêu lưu của chúng tôi", Ulrich Bez - ông chủ của Aston Martin cho biết.

Sau 6 tháng thiết kế và phát triển, CC100 Speedster là sự kết hợp những đặc tính của chiếc xe đua DBR1 cùng phong cách thiết kế hiện đại của Aston Martin. Xe sở hữu lưới tản nhiệt mở rộng, các lỗ thông hơi ở hai bên sườn và phần đuôi với thiết kế mạnh mẽ, khá giống với chiếc V12 Zagato. Đặc biệt, phần đuôi xe còn được trang trí bằng sợi carbon khiến nó giống như một lưới tản nhiệt thứ hai. Hãng xe Anh không tiết lộ thông số kỹ thuật chi tiết mà chỉ cho biết một vài điều như chiều dài tổng thể của xe là 4,5 m, rộng khoảng 2 m và có trọng lượng nhẹ hơn chiếc V12 Vantage 400 kg, ở mức dưới 1.200 kg. Có được trọng lượng nhẹ như này là vì thân xe và nội thất sử dụng nhiều sợi carbon thay vì kim loại.

Bên trong, mặc dù nội thất xe được thiết kế để tạo phong cách thể thao và hiện đại nhưng nó cũng không quá cầu kỳ. Ghế ngồi thể thao, bảng điều khiển trung tâm lấy cảm hứng từ xe đua và bảng đồng hồ bằng màn hình TFT là những điểm nhấn trong nội thất của CC100 Speedster.

CC100 Speedster được trang bị động cơ AM11 thế hệ mới nhất, V12 6 lít, hút khí tự nhiên và hộp số tự động 6 cấp với lẫy chuyển số gắn trên vô lăng. Không rõ công suất đầu ra của động cơ V12 này là bao nhiêu, nhưng Aston Martin cho biết nó đủ mạnh để giúp xe tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng dưới 4 giây và đạt tốc độ tối đa giới hạn 290 km/h.