Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Thử nghiệm tính năng Wi-Fi trên Q-Smart Dream SI

tinhte_qmobile_qsmart_dream_si_500.

Cũng giống như nhiều mẫu điện thoại Android cao cấp, Q-Smart Dream SI hỗ trợ đầy đủ các tính năng liên quan đến kết nối USB và Wi-Fi. Với một cáp USB OTG, bạn có thể gắn thiết bị lưu trữ như USB flash để truy xuất dữ liệu từ điện thoại một cách dễ dàng. Tính năng Wi-Fi của máy được hỗ trợ đầy đủ các chức năng cần thiết như sử dụng làm Wi-Fi Hotspot để chia sẻ kết nối Wi-Fi cho các thiết bị khác truy cập bằng 3G. Việc kết nối Wi-Fi thông thường cũng rất nhanh chóng với tính năng WPS đang phổ biến trong nhiều access-point Wi-Fi, giúp bạn không cần phải nhập mật khẩu nếu nó quá phức tạp. Tiếp đến là tính năng Wi-Fi Display giúp bạn đưa nội dung hiển thị từ điện thoại lên những chiếc TV có hỗ trợ Wi-Fi chuẩn Miracast.

Việc thực hiện tính năng kết nối Wi-Fi Display khá dễ dàng. Bạn dùng Q-Smart Dream SI truy cập vào mục Settings - Display - Wi-Fi Display và mở tính năng này lên. Lúc này TV cũng cần truy cập vào tính năng Wi-Fi Display (có thể là Sreen Mirroring hay Wi-Fi Miracast). Khi đó điện thoại sẽ hiển thị tên TV (giống kiểu kết nối Bluetooth). Việc kết nối diễn ra khá nhanh chóng và bạn ngay lập tức có được hình ảnh từ điện thoại lên màn hình TV.

Đặc biệt, Q-Smart Dream SI vừa có khả năng kết nối Wi-Fi Direct lên màn hình TV, vừa có khả năng truy cập internet từ Wi-Fi. Một vài mẫu điện thoại cao cấp dùng chip SnapDragon S4 Pro hoặc các dòng chip thấp hơn chỉ hỗ trợ 1 chiều. Tức là khi bạn đã truyền tín hiệu lên TV thì không thể truy cập vào Wi-Fi của mạng nội bộ. Thử nghiệm cho thấy Q-Smart Dream SI truyền tải nội dung với độ trễ thấp, tốc độ ổn định khi xem Youtube độ phân giải khoảng 720p.