Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

[Hình ảnh] Những nơi kì bí trên Trái Đất trông giống ở ngoài hành tinh

ha-long-bay.
Vịnh Hạ Long

Lâu lắm rồi mới có một chủ đề về Địa lý xuất hiện trở lại trên Tinh Tế. Lần này mình muốn chia sẻ với các bạn hình ảnh về những địa điểm độc đáo, ấn tượng và kì vĩ của Hành tinh xanh chúng ta đang sống. Như chúng ta đã biết, vẫn còn rất nhiều nơi ngay trên Trái Đất này vẫn còn rất sơ khai, không có người ở và thậm chí là chưa có dấu chân người đặt tới, những chỗ đó thậm chí còn giữ nguyên dấu vết hàng triệu năm trước, khi sự sống bắt đầu hình thành cho tới ngày nay mà không hề thay đổi. Tựa đề gốc của bài viết này ở link nguồn là "Những nơi kì bí trên Trái Đất trông giống ở ngoài hành tinh".


1) Richat Structure, một công trình kì vĩ của thiên nhiên nằm ở sa mạc Sahara thuộc nước Mauritania (ở Tây Bắc châu Phi), được con người đặt tên là Con mắt của Sahara vì nhìn từ trên cao xuống, địa điểm này y hệt như một con mắt thực sự.

[IMG]

[IMG]
(Ảnh: NASA và Google Maps)

2) Lòng chảo Etosha ở nước Namibia (ở Tây Bắc châu Phi), nơi đây được ví như bề mặt của Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Vào mùa mưa, nước sẽ đọng ở đây và tạo thành một hồ nước cạn, khi gặp nắng sẽ bốc hơi lên trắng xóa như mây. Ngược lại, vào mùa khô khi nước bốc hơi hết, mặt đất sẽ nứt nẻ hình chân chim tạo thành một khung cảnh trái ngược hoàn toàn.

[IMG]
Mùa mưa

[IMG]
Nước bốc hơi lên nhìn như một màn mây

[IMG]
Vào mùa khô, đất nức nẻ hình chân chim

3) Hồ nước nóng Waiotapu (Wai-O-Tapu) ở Taupo, New Zealand được tạo từ các mạch ngầm của dãy núi lửa trong khu vực. Cấu trúc địa chất đặc biệt của vùng đất tạo thành nhiều màu sắc đẹp mắt cho nơi đây.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

4) Hoang mạc Atacama (ở Chi-Lê), là nơi NASA thử nghiệm các thiết bị, máy móc cho nhiệm vụ khám phá sao Hỏa trong những năm gần đây. Nhìn trong hình thì vùng đất này giống với hành tinh Đỏ chứ không phải Trái Đất mà chúng ta đang sống.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

[IMG]

[IMG]

5) Salar de Uyuni hay còn gọi là Salar de Tunupa, cánh đồng muối lớn nhất thế giới, nằm ở Bolivia. Nơi này chứa tới gần một nửa trữ lượng lithium của con người.

[IMG]

[IMG]Một người đang đứng trên ruộng muối này

[IMG]

[IMG]

[IMG]

6) Hố xanh sâu thẳm (Great Blue Hole) là một hồ nước biển tự nhiên có phạm vi 300 mét, sâu 124 mét, nằm ngoài khơi đảo quốc Belize (vùng Trung Mỹ). Nơi đây là địa điểm lặn biển rất được yêu thích của những khách du lịch khi tới đây.

[IMG]

[IMG]

7) Devon, hòn đảo không có người ở lớn nhất thế giới nằm ở Canada. Nơi này dùng để thử nghiệm các xe tự hành khám phá sao Hỏa.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

8) Hoàng Long, một địa danh ở Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nơi đây nổi tiếng với rất nhiều hồ bơi lắng đọng từ đá vôi (CaCO3).

[IMG]

[IMG]

[IMG]

9) Thung lũng Mặt Trăng (Vale da Lua) thuộc vườn quốc gia Chapada Veadeiros (Brazil), nơi có những hang đá lâu đời nhất hành tinh.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

[IMG]

10) Công viên Quốc gia Teide, Tenerife, quần đảo Canary, Tây Ban Nha, nơi thử nghiệm các công cụ xây dựng cho thấy sự sống trên sao Hỏa.

[IMG]
[IMG]
[IMG]

11) Đảo Socotra ở Yemen.

[IMG]

[IMG]
Nhìn những cây này giống loài cây biết đi trong truyện dài Doraemon - Nobita lạc và xứ quỉ.

[IMG]

12) Sông Rio Tinto ở Tây Ban Nha có màu đỏ đặc trưng bởi lượng sắt rất cao trong nước. Người ta đã khai thác sắt ở nơi đây từ 3000 năm trước CN. Nước sông có độ acid rất cao (pH = 2) do đó chỉ những vi khuẩn hiếu khí mới có thể sống nổi.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

[IMG]

13) Hồ Kliluk ở Osoyoos, Canada. Nơi đây được cho là có lượng Natri, Ma-nhê sunfat và Canxi nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra nó còn có vài loại khoáng sản khác như bạc, titan, kẽm...

[IMG]

[IMG]

[IMG]

14) Thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực, nơi không có tuyết bao phủ. Chỗ này có con sông Onyx hình thành bởi nước từ băng tan ra, sông không có cá nhưng rất nhiều vi sinh vật khác vẫn sống được.

[IMG]

[IMG]

[IMG]

[IMG]