Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Giải Nobel hòa bình được trao cho Cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế OPCW

Nobel_Hòa_BÌnh.
Giám đốc OPCW - Ahmet Uzumcu.

Hôm thứ 6 vừa qua, Ủy ban Nobel tại Oslo, Na Uy đã trao giải Nobel hòa bình cho cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW) nhờ nổ lực loại bỏ các kho dự trữ khí độc của quân đội Syria.

Các điều tra viên của OPCW chỉ vừa bắt đầu làm việc tại khu vực giao tranh nhưng ủy ban Nobel Na Uy cho biết họ hy vọng giải thưởng sẽ đem lại "sự hỗ trợ mạnh mẽ" đối với các chuyên viên khi phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, OPCW vẫn chưa nhận được giải thưởng bởi công việc của họ tại Syria. Theo chủ tịch Ủy ban Nobel - Thorbjorn Jagland: "Đây là một nổ lực dài hạn của OPCW nhằm loại bỏ vũ khí hóa học và giờ đây, chúng ta đang tiến đến mục tiêu này và xóa bỏ hoàn toàn một danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đây sẽ là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nếu chúng ta có thể đạt được."

Mặc dù vậy, tổng giám đốc OPCW - Ahmet Uzumcu cho biết ông muốn giải thưởng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người để mang lại hòa bình tại Syria. Phát biểu trước cánh nhà báo hôm thứ 6, Uzumcu nói: "Tôi thật sự hy vọng rằng giải thưởng sẽ giúp mở rộng các nổ lực hòa bình tại quốc gia này và xoa dịu người dân tại đây."

Uzumcu cho biết ông rất bất ngờ khi được trao giải thưởng Nobel hòa bình và thừa nhận đó là một vinh dự lớn. Đồng thời, ông nhấn mạnh: "Những sự kiện xảy ra tại Syria là một lời nhắc nhở đau thương rằng vẫn còn rất nhiều việc chưa thực hiện. Việc nhận ra những gì giải thưởng hòa bình mang lại sẽ khiến chúng tôi nổ lực không ngừng nghỉ, cam kết mạnh mẽ hơn và cống hiến to lớn hơn."

Tổng thống Mỹ - Barrack Obama đã gởi lời chúc mừng đến nhóm điều tra OPCW. Trong một thông báo gởi đi từ Nhà Trắng có đoạn: "Giải thưởng hôm nay thừa nhận những cam kết và củng cố niềm tin. Sự tin tưởng của thế giới được đặt vào OPCW, tổng giám đốc Ahmet Uzumcu và khích lệ các chuyên gia OPCW vượt qua những thách thức chưa từng có nhằm loại bỏ chương trình vũ khí hóa học của Syria."


Một nhóm các chuyên gia OPCW và UN đã có mặt tại Syria từ ngày 1 tháng 10 và họ đã giám sát công tác phá hủy trang thiết bị vũ khí hóa học lần đầu tiên trong tuần nay. Hôm chủ nhật, các binh sĩ Syria đã sử dụng "đuốc và máy nghiền để phá hủy hoặc vô hiệu hóa một loạt thiết bị", OPCW cho biết. "Những thiết bị này bao gồm đầu đạn tên lửa, bom khí và các thiết bị trộn, nạp."

Trước những nguy hiểm mà các chuyên viên phải đối mặt, tổng thư ký liên hợp quốc Ban Ki-moon đã mô tả sứ mạng phối hợp giữa OPCW và UN tại Syria là một "chiến dịch chưa từng có trước đây." Ông Ban Ki-moon đã đề ra 3 giai đoạn của sứ mạng bao gồm: "thiết lập sự hiện diện ban đầu và thẩm tra những tuyên bố của chính phủ Syria về các kho lưu trữ vũ khí hóa học; giám sát công tác phát hủy vũ khí; và kiểm tra kết quả phá hủy tất cả các chương trình, vật liệu liên quan đến vũ khí hóa học."

Nhóm các chuyên gia tại Syria bao gồm 35 thành viên nhưng OPCW đang chuẩn bị triển khai thêm một nhóm nữa để tăng cường sức mạnh. Nhóm thứ 2 theo kế hoạch sẽ có 100 thành viên. Trong khi đó, chính phủ Syria tại Damascus vẫn tiếp tục hợp tác với hy vọng đạt được mục tiêu hòa bình.

Vào ngày 21 tháng 8, một cuộc tấn công hóa học bên ngoài thủ đô Damascus đã khiến Mỹ và các nước đồng minh kêu gọi can thiệp quân sự trong cuộc nội chiến tại Syria. Vào giữa tháng 9, Damascus đã đồng ý với Mỹ - Nga từ bỏ chương trình vũ khí hóa học. Mỹ ước tính các kho vũ khí của Syria có khoảng 1000 tấn chất độc loét da và khí thần kinh. Syria đã cung cấp những khai báo ban đầu về các kho dự trữ và phải đệ trình một kế hoạch phá hủy các kho vũ khí đến hết ngày 27 tháng 10, Uzumcu cho biết.

Giải Nobel hòa bình của OPCW là một phần của thông điệp gởi đến các quốc gia vẫn đang phát triển vũ khí hóa học để loại bỏ chúng, Jagland nói. Trong giải thưởng, Ủy ban Nobel đã nhấn mạnh việc sử dụng rong rãi vũ khí hóa học trong chiến tranh thế giới thứ 1 và nổ lực ngăn chặn kể từ thời điểm này.

Vào năm 1925, hội nghị Geneva đã phát hành lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, chế độ độc tài Quốc xã dưới bàn tay của Adolf Hitler đã khai thác chúng để tiêu diệt hàng triệu người tại các trại tập trung. Ủy ban Nobel Na Uy cho biết hiệp định Geneva vẫn còn kẻ hở bởi hoạt động sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học không bị cấm. Năm 1997, một Công ước vũ khí hóa học đã được ban hành.


Về phần OPCW, tổ chức này có trụ sở chính tại The Hague, Hà Lan và hoạt động độc lập với Công ước vũ khí hóa học - một hiệp ước kiểm soát vũ khí quốc tế. Công ước vũ khí có hiệu lực kể từ tháng 4 năm 1997, lúc này 87 quốc gia đã phê chuẩn Công ước và kể từ đây, OPCW bắt đầu công việc thực thi các quy định.

Việc ký kết hiệp ước "xác định vì lợi của toàn thể nhân loại để loại trừ hoàn toàn khả năng sử dụng vũ khí hóa học thông qua việc thực hiện các quy dịnh của Công ước này." 60 năm sau, hơn 100 quốc gia đã ký kết Công ước và vào tháng 9 vừa qua, Syria là quốc gia mới nhất đề nghị tham gia hiệp ước. Công ước bắt đầu có hiệu lực tại Syria vào ngày 14 tháng 10 và nước này đã trở thành thành viên thứ 190.