Đúng vậy, khi đóng ứng dụng, có một điều bạn không biết đó là bạn đang thực sự khiến cho máy trở nên hao pin hơn khi bạn làm công việc này thường xuyên. Hãy để tôi nói cho bạn biết tại sao.
Khi đóng một ứng dụng nào đó, bạn sẽ loại bỏ ứng dụng đó ra khỏi bộ nhớ RAM của điện thoại. Trong khi đó là điều bạn nghĩ bạn muốn làm, thực sự thì không hề. Vì vào lần tới, khi bạn mở ứng dụng đó lên, thiết bị của bạn phải khởi chạy lại nó và đưa nó vào bộ nhớ RAM của máy một lần nữa. Và khi mà công việc mở ứng dụng, đóng ứng dụng diễn ra liên tục, thiết bị của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn khi mà chúng ta cứ để yên ứng dụng đó trong đa nhiệm. Hơn nữa, nên nhớ rằng nền tảng iOS sẽ tự động đóng ứng dụng khi máy cần thêm dung lượng nhớ, chính vì thế điều mà bạn đang làm (đóng ứng dụng thủ công) thực chất là điều mà thiết bị đã được lập trình để thực hiện. Hãy nhớ thêm một điều nữa: bạn là người sử dụng thiết bị, không phải là người lau dọn thiết bị.
Sự thật là, không phải tất cả ứng dụng trong chế độ đa nhiệm đều đang hoạt động: iOS sẽ "đóng băng" các ứng dụng mà bạn vừa đóng, để nó có thể sẵn sàng khi bạn mở ra lại. Trừ khi bạn kích hoạt chức năng "Background App Refresh" (tính năng cho phép một số app chạy nền, xuất hiện từ iOS 7 trở đi), ứng dụng của bạn sẽ không được phép hoạt động khi ở chế độ đa nhiệm, tất nhiên là trừ một số dịch vụ được cho phép tự động chạy nền như khi ta chơi nhạc, dịch vụ định vị vị trí, thu âm, hay một số trường hợp ngoại lệ như kiểm tra cuộc gọi VOIP từ app như Skype. Tất cả các trường hợp ngoại lệ đó sẽ không âm thầm chạy, nó sẽ hiển thị một thanh thông báo ở phía trên để nhắc nhở cho người dùng biết.
Bấm để mở rộng...