Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Tại sao Tesla muốn đầu tư xây dựng nhà máy pin 5 tỷ đô la "Gigafactory"?

nha-may_tesla.

Trong dự án chưa từng có trong ngành năng lượng, công ty Tesla Motors đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy không lồ tại miền Tây nước Mỹ nhằm sản xuất pin cho xe hơi. Kế hoạch được CEO Elon Musk của Tesla gọi là "gigafactory" với hy vọng sẽ trở thành nhà máy pin lớn nhất thế giới trong tương lai. Musk đã vạch ra dự tính về số tiền sẽ đầu tư lên tới 5 tỷ đô la cho dự án, thuê 6500 công nhân đồng thời tạo ra hàng nghìn công việc phụ trợ có liên quan. Musk ví dự án của mình như là bước đi tiên phong trong ngành công nghiệp xe hơi mà hãng Ford đã thực hiện với nhà máy Rouge complex của họ hồi đầu thế kỷ 20.

Musk hi vọng nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2017, một mục tiêu mà hãng phải hết sức nỗ lực ngay từ bây giờ. Musk cho biết họ cần thiết phải xây dựng Gigafactory nhằm đảm bảo nguồn cung cấp hàng triệu sản phẩm pin đồng thời giúp cắt giảm quy mô và chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm.

Diarmuid O'Connell, phó giám đốc phát triển kinh doanh của Tesla cho biết: "Chúng ta cần phải thực hiện dự án nhanh hơn nữa." Kế hoạch của Elon Musk đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ các quan chức tại địa phương xây dựng nhà máy, đồng thời cũng dấy lên sự hoài nghi về tính khả thi của dự án từ các hãng khác trong nền công nghiệp xe hơi.

Hồi tháng trước, Martin Winterkorn, giám đốc điều hành của hãng xe hơi Volkswagen đã phát biểu: "Chúng tôi có đủ các nhà cung cấp và sẽ không có khái niệm về việc xây dựng 1 nhà máy pin."

Hiện tại, doanh số bán xe điện vẫn còn khá nhỏ, chỉ chiếm 1% trong tổng số xe hơi được bán ra trên toàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã chi hơn 1 tỷ đô la cho dự án pin dành cho xe điện. Đây là 1 phần trong dự án kích thích kinh tế của tổng thống Obama đề xuất. Tuy nhiên cho tới hiện tại, nhiều dự án chỉ mới hoạt động ở mức công suất từ 15 đến 20%.

Henry Sun, giám đốc tài chính của hãng sản xuất pin đến từ Trung Quốc Highpower International Inc cho biết: "Phản ứng đầu tiên của tôi khi nhắc đến Elon Musk: Ông là 1 siêu nhân, ông có thể làm được mọi thứ. Nhưng phản ứng thứ 2 của tôi là sự lo lắng về điều đó."

Tesla hy vọng sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất pin xe hơi tới 30% khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động vào năm 2017. Dù hãng không tiết lộ về chi phí chính xác của các pin sử dụng trong các mẫu xe điện của hãng nhưng theo các nhà phân tích, đối với mẫu xe Tesla S hiện đang được bán với giá 80.000 đô la thì chi phí để sản xuất pin vào khoảng từ 21.250 đến 25.500 đô la.

MK-CL249_TESLA_G.

Hồi năm 2013, sự tăng trưởng của Tesla đã bị chậm lại do vấn đề thiếu hụt pin. Hiên tại, nhà sản xuất Panasonic đang cung cấp cho Tesla khoảng 2 tỷ sản phẩm pin. Dù vậy con số này sẽ không đủ đáp ứng một khi hãng chính thức đưa mẫu xe Tesla thế hệ thứ 3 vào sản xuất hàng loạt.

Năm ngoái, Tesla đã tiêu thụ được 22.400 chiếc và họ cũng là hãng mua nhiều pin lithium-ion nhất thế giới. Với kế hoạch bán ra 500.000 chiếc xe trong năm nay, nhu cầu sử dụng pin của họ còn lớn hơn cả mỗi laptop, điện thoại và máy tính bảng được bán ra trên thế giới. Mới đây, Elon Musk cũng có 1 cuộc đàm phán với Yoshihiko Yamada, chủ tịch Panasonic, nhằm kêu gọi đầu tư vào dự án Gigafactory.

Và CEO của Panasonic là Kazuhiro Tsuga đã cân nhắc đến khả năng này trong một phát biểu hồi cuối tháng trước: "Không có nghi ngờ gì khi dự án Gigafactory sẽ là một mối đe dọa lớn đối với các khoảng đầu tư hiện tại của chúng tôi. Toi không thể tiết lộ bất cứ quan điểm đầu tư nào của mình tại thời điểm này."

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích trong ngành đã bày tỏ sự quan ngại trước dự án Gigafactory của Tesla. Harald Kroeger, chủ tịch hãng xe hơi Daimler AG, một trong những hãng xe hơi lớn nhất nước Đức cho biết: "Dự án Gigafactory của Tesla dĩ nhiên là có nhiều lợi thế, dù vậy nó vẫn tồn tại một số khó khăn rất lớn để thực hiện."

Sam Jaffe, một nhà tư vấn sản phẩm pin cho Navigant Research, cho biết rằng ông không hiểu tại sao Tesla lại xây dựng nhà máy pin lớn như vậy. Ông cho biết có thể Tesla muốn sản xuất pin với công suất lên đến 35 gigawatt/giờ mỗi năm. Dù vậy họ phải biết là lợi nhuận thu được sẽ giảm theo từng gigawatt/giờ năng lực sản xuất.

Bên cạnh đó, các thách thức đang chờ đợi dự án của Tesla trong tương lai đã xuất hiện ngay trong giai đoạn lên kế hoạch xây dựng. Randy Abdallah, cựu giám đốc điều hành của Wallbrigde Aldinger, một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xây dựng nhà máy cho biết: "Có rất ít các nhà máy với kích thước gần 100 héc ta mà lại xây dựng tại cùng một lúc. Dĩ nhiên là luôn có giải pháp nếu bạn hoàn toàn có thể chi trả số tiền xây dựng." Dĩ nhiên, dù đối với một công ty có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 31 tỷ đô la thì 5 tỷ đô vẫn là số tiền không hề nhỏ.

Có thể tầm nhìn của Elon Musk là cắt giảm chi phí sản xuất pin thông qua việc giảm chi phí các nguồn kim loại và vật liệu để sản xuất pin.

Erin Chutters, giám đốc điều hành của công ty khai thác mỏ Global Cobalt Corp, cho biết nếu dự án Gigafactory chỉ được thực hiện 1/3 so với kế hoạch ban đầu đặt ra thì nó sẽ dẫn đến việc gia tăng mạnh nhu cầu sử dụng coban và thúc đẩy phải mở thêm một số mỏ khai thác mới nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra ở đây là: "Cho dù Tesla hoàn toàn có khả năng sản xuất được số lượng xe điện khổng lồ như vậy. Liệu họ có tìm được đủ số khách hàng mua những chiếc xe điện do họ sản xuất ra?"

Theo WSJ