Hải quân Mỹ áp dụng hệ thống phóng bằng điện từ cho siêu tàu sân bay
Gerald R. Ford
Theo báo cáo mới nhất, hải quân Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng hệ thống phóng máy bay bằng điện từ trường (EMALS) trên siêu tàu sân bay Gerald lớp Ford nhằm thay thế cho hệ thống phóng thủy lực vẫn được sử dụng từ trước tới nay. Đây là thành quả nghiên cứu hơn 25 năm không chỉ giúp tăng độ an toàn khi cất cánh máy bay từ tàu sân bay mà còn tiết giảm được chi phí duy tu bảo dưỡng cũng như tối thiểu hóa nhu cầu nhân lực để thực hiện cú phóng nhằm tăng cường tính cơ động, linh hoạt khi thực hiện tác chiến của tàu sân bay.
Trước đây, khi một chiếc máy bay tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay luôn tạo ra một cảnh tượng ngoạn mục với làn hơi nước và khói mù mịt, những âm thanh chói tai mà còn có sự hiện diện của hàng loạt nhân viên hỗ trợ cất cánh. Trước khi máy bay cất cánh, một thanh giằng sẽ giữ hệ phóng đứng yên trong khi piston tích áp suất hơi. Đến khi áp suất trong piston đã đủ lớn, thanh giằng được giải phóng, piston đẩy máy bay gắn trên con thoi chạy dọc đường cất cánh với vận tốc cao từ 2 đến 4 giây trên đường chạy. Với vận tốc do hệ thống phóng cung cấp, máy bay có thể cất cánh khỏi tàu.
Cho đến hiện tại, phần lớn các tàu sân bay đều sử dụng hệ thống phóng bằng piston hơi để cung cấp sức đẩy cho máy bay. Tuy nhiên, không chỉ đòi hỏi nhiều nhân lực hỗ trợ, công tác bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn với chi phí cao mà hệ thống phóng thủy lực còn tạo nên áp lực không tốt lên khung máy bay gián tiếp dẫn đến giảm tuổi thọ máy bay. Bên cạnh đó, do đã có tuổi đời hơn 50 năm nên công nghệ này còn bộc lộ sự yếu kém khi phóng những chiếc máy bay hiện đại ngày càng nặng hơn vốn cần nhiều lực đẩy hơn. Do đó, hải quân Mỹ đã sớm phát triển hệ thóng phóng bằng lực điện từ (EMALS) từ hơn 25 năm qua.
Video và hình ảnh thử nghiệm phóng máy bay với hệ thống phóng điện từ
Sau nhiều cuộc thử nghiệm mà gần đây nhất là phóng thành công một chiếc máy bay F/A-18E Super Hornet, cuối cùng thì hệ thống phóng điện từ EMALS cũng được chính thức trang bị cho siêu tàu sân bay Gerald lớp Ford, siêu tàu sân bay nguy hiểm nhất thế giới hiện nay sẽ xuất xưởng vào năm 2015. Đây cũng là công nghệ hỗ trợ phóng đầu tiên trong 60 năm qua được chính thức đưa vào thực tế. Thay vì sử dụng piston nén và con thoi trên đường rãnh gắn với máy bay để tạo lực đẩy, EMALS sử dụng lực từ điều khiển bằng máy tính để tạo gia tốc giúp đẩy máy bay tới phía trước.
Được áp dụng các công nghệ tối tân nhất, hệ thống phóng EMALS cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động, tính ổn định, lực phóng máy bay, dễ dàng bảo trì, kiểm soát chính xác tốc độ và phóng máy bay một cách êm ái kể cả ở vận tốc cao hay thấp để không làm ảnh hướng đến độ ổn định chung của tàu. Ngoài ra, hệ thống EMALS hỗ trợ phóng nhiều loại máy bay từ cỡ nhỏ không người lái cho đến những chiếc chiến đấu cơ hạng nặng. Bên cạnh đó, EMALS chỉ thay thế công nghệ bên trong mà không hề thay đổi phương thức vận hành cũng như thao tác điều khiển nay nên phi công cũng không cần trải qua huấn luyện làm quen nhiều với hệ thống mới.
Đại úy Captain Frank Morley, thành viên ban quản lý dự án EMALS: "Đây thật sự là một khoảng khắc tuyệt vời và quan trong đói với ngành hàng không hải quân. 35 năm trước đây, người ta đều nghĩ rằng không có hệ thống phóng nào ngoài thủy lực có khả năng phóng những chiếc Hornet ra khỏi tàu sân bay. Tuy nhiên, giờ đây chúng ra đã may mắn chứng kiến được sự thay đổi lớn với hệ thống EMALS tiên tiến."
Theo dự kiến, siêu tàu sân bay USS Gerald lớp Ford sẽ chính thức xuất xưởng vào khoảng cuối năm 2015 và chậm nhất là năm 2016 không chỉ với hệ thống phóng tối tân EMALS mà còn sở hữu nhiều công nghệ khoa học quân sự tối tân khác nhằm tăng cường sức mạnh của các hạm đội của Hoa Kỳ. Đồng thời, hệ thống EMALS cũng sẽ được áp dụng cho nhiêyf tàu sân bay khác trong biên chế hải quân Hoa Kỳ trong tương lai.