Trực thăng cá nhân sẽ trở thành phương tiện giao thông chính tại châu
Âu trong tương lai?
Hãy thử tưởng tượng một thế giới mà bạn có thể bước vào chiếc trực thăng cá nhân mini của bạn và bay đến nơi làm việc mà không cần phải thi chứng chỉ phi công! Khi đó, bạn có thể tránh được tình trạng kẹt xe và thậm chí là hạn chế được tai nạn giao thông. Nhờ vào một dự án mang tên myCopter được tài trợ bởi liên minh châu Âu, giấc mơ trên hoàn toàn có thể trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Ý tưởng trên được đề xuất hồi năm 2007 bởi Heinrich H. Bülthoff đến từ Học viện Mac Plank, Đức sau khi Liên minh châu Âu ban hành quyết định tìm kiếm ý tưởng nhằm cải thiện hệ thống giao thông ở Châu Âu. Hiện nay đã có 6 học viện tại Châu Âu đã tham gia vào dự án hết sức táo bạo và liều lĩnh nói trên. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục cố gắng hình thành nên kế hoạch cũng như tìm kiếm cho giai đoạn hết sức sơ khai của dự án. Dù vậy, theo một số nguồn tin thì dự án đã đạt được những bước tiến quan trọng ban đầu như thiết lập thử nghiệm các nền tảng hoặc thiết kế một số phận của hệ thống điều khiến. Những công việc trên được báo cáo là sắp sửa hoàn thành.
Vấn đề tắc nghẽn giao thông tại châu Âu được dự đoán sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu đi và nghiêm trọng hơn trong vòng vài năm tới. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy dự án được phát triển. Ý tưởng chính ở đây là phát triển một hệ thống di chuyển cá nhân trên không (PATS) vừa thân thiện với môi trường và khả thi về mặt tài chính. Các phương tiện giao thông được phát triển để bay ở độ cao thấp và có thiết kế đơn giản nhất phù hợp với đại đa số người dùng mà không cần phải trải qua các khóa huấn luyện phức tạp như phi công.
Ký giả Danny Hakim từ tờ New York time đang trải nghiệm mô phỏng bay được dựng bởi phần mềm máy tính
Hơn nữa, do không thể bay quá cao nên các phương tiện PATS sẽ không thể gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hàng không có sẵn từ trước đến nay vá cũng không cần thiết phải sử dụng hệ thống kiểm soát không lưu dưới mặt đất.
Mới đây, một ký giả đến từ tờ New York Times mang tên Danny Hakim đã có cơ hội trải nghiệm thử một thí nghiệm động lực học trên hệ thống giả lập phương tiện PATS tại Đại học Liverpool. Danny đã diễn tả trải nghiệm của anh tại một bài ký sự: "Tôi hoàn toàn không biết làm thế nào để bay và thậm chí tôi cũng không có kỹ năng lái xe hơi hoàn hảo. Nhưng với thiết bị PATS, tôi đã cất cánh khá dễ dàng và an toàn từ một cánh đồng tại miền quê nước Anh. Sau đó, tôi bay theo một đường hướng dẫn ảo kéo dài trong không trung và bay qua xuyên một loạt các hình vuông màu tím với bầu trời giả lập trải rộng trước mắt."
Ý tưởng thiết kế buồng lái cho phương tiện trực thăng cá nhân mini
Thực tế, hệ thống mà Danny trải nghiệm được xây dựng bằng mô hình máy tinh mô phỏng lại các khía cạnh khí động lực học và giao diện điều khiển của phương tiện PATS. Để tối giản hóa thao tác điều khiển và vận hàng của phương tiện, các nhà nghiên cứu tại Liverpool đã nhờ đến sự tư vấn của cựu phi công từng thực hiện các chuyến bay thử nghiệm máy bay cho quân đội. Giờ đây, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống mô phỏng để khảo sát hành động điều khiển bay của các cá nhân.
Trong tương lai, myCopter vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Một trong số các thách thức cho các nhà nghiên cứu chính là phát triển một hệ thống giao thông hợp lý sau cho người lái không đâm va vào nhau đồng thời phải lên kế hoạch về cơ sở hạ tầng tương thích với loại phương tiện giao thông của tương lai này. Đó vẫn chỉ là một vài trong số nhiều vấn đề mà các nhà nghiên cứu phải thực hiện để biến ý tưởng trên trở thành hiện thực.