Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

ĐH Stanford phát triển tế bào quang điện có thể tự làm mát để tăng hiệu suất

stanford-self-cooling-solar-cell.

Các tế bào quang điểm cần phải được làm mát để bảo đảm 2 yếu tố là hiệu suất và tuổi thọ, tuy nhiên, các phương pháp làm mát chủ động thì không mấy khả thi, thường thì nó rất đắt và chặn mất những tia nắng chiếu vào các tế bào. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đến từ trường đại học Standord đã tạo ra một dạng tế bào quang điện mới có thể tự làm mát.

Các nhà nghiên cứu đã đặt một miếng có dạng hình kim tự tháp nón lên trên bề mặt của tế bào quang điện, để các chùm tia hồng ngoại sẽ bị phản xạ ngược trở lại trong khi ánh sáng vẫn được các tế bào quang điện hấp thu và tạo ra năng lượng.

Kết quả lại các tấm pin quang điện được tối ưu hoá để có thể tạo ra nhiều điện năng hơn, nhưng vẫn không bị “nấu chín đến chết” - và theo các nhà khoa học thì nó đã gần đạt mức lý tưởng.

Mặc dù nhóm nghiên cứu vẫn còn nhiều việc phải làm với các thử nghiệm thực tế, nhưng họ cũng đang chuẩn bị cho các sản phẩm thương mại.​