Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Kepler-421b - hành tinh có 704 ngày mỗi năm

1406042819691_wps_9_Kepler1_.
Tàu vũ trụ Kepler đã phát hiện ra hành tinh Kepler-421b

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có năm dài nhất từ trước đến nay, 704 ngày. Đó chính là Kepler-421b, mất gần 2 năm Trái Đất để quanh một vòng xung quanh ngôi sao chủ của nó. Theo các nhà thiên văn học, trong số hơn 1800 hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện cho đến nay, phần lớn đều có khoảng cách gần sao chủ và có quỹ đạo ngắn hơn nhiều so với hành tinh Kepler-421b.

“Phát hiện hành tinh Kepler-421b là một điều may mắn”, tiến sĩ David Kipping, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard - Smithsonian (Mỹ), cho biết. “Một hành tinh cách sao chủ càng xa, nó càng ít di chuyển qua sao chủ khi được quan sát từ Trái Đất”. Kepler-421b quay quanh ngôi sao màu cam Kepler-421 cách nó khoảng 177 triệu km, lạnh hơn và mờ hơn Mặt Trời của chúng ta. Điều này khiến hành tinh có kích cỡ tương đương sao Thiên Vương có nhiệt độ dưới -93 độ C.

Đúng như cái tên của mình, Kepler-421b được phát hịên bởi tàu vũ trụ Kepler của Cơ quan hàng không Mỹ (NASA). Tàu Kepler đã kiên nhẫn quan sát Kepler-421 suốt 4 năm trời, nhưng chỉ phát hiện hành tinh Kepler-421b đi qua ngôi này 2 lần. Theo các chuyên gia, Kepler-421 được xác định nằm cách Trái Đất của chúng ta khoảng 1000 năm ánh sáng theo hướng của chòm sao Lyra.

Theo: Daily Mail