Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Mở rộng phạm vi phủ sóng Wi-Fi phuc vụ liên lạc tại các khu vực thiên tai bằng máy bay drone

Drone_WiFi.

Các nhà nghiên cứu tại đại học bắc Texas (UNT) mới đây đã trình diễn một phương tiện bay không người lái (UAV) với khả năng cung cấp kết nối Wi-Fi cho các khu vực bị thảm họa với phạm vi lên đến 5 km. Nhóm nghiên cứu cho biết ý tưởng này đánh dấu một sự cải tiến trong các giải pháp hiện có và có thể mở ra các hình thức giao tiếp không dây mới.

Yan Wan, phó giáo sư kỹ thuật điện tại UNT kiêm lãnh đạo dự án nghiên cứu cho biết: "Công nghệ này sẽ rất hữu ích tại các khu vực gặp thảm họa, thiên tai khi các tháp tín hiệu đều sụp đổ, không còn hạ tầng liên lạc nào."

Các ăng-ten Wi-Fi thông thường có tầm phát sóng khoảng 100 m nhưng Wan cùng các công sự của cô đã mở rộng phạm vi này bằng việc phát triển một loại ăng-ten trực tiếp. Ăng-ten xoay tự động thẳng hướng theo một mục tiêu, đóng vai trò duy trì kết nối liên lạc và ngăn tình trạng đứt quãng tín hiệu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết thiết kế ăng-ten cần phải được cải tiến nhiều hơn trước khi ứng dụng thực tế.

Wan nói: "Nhằm đảm bảo thông tin luôn được cập nhật giữa các nhóm cứu hộ và trung tâm điều hành, chúng ta cần phải có một cấu trúc để hiện thực hóa điều này và đây cũng là những gì mà chúng tôi cố gắng mang lại."

Hạ tần liên lạc thường hư hại nặng khi các tòa nhà cao tầng - nơi được dựng các cột thu phát sóng, bị đánh sập trong các thiên tai khiến các đội cứu hộ khó liên lạc với nhau cũng như thông báo tình hình cho các nạn nhân một cách hiệu quả. Ý tưởng sử dụng máy bay không người lái cỡ nhỏ như drone với các phần cứng cung cấp mạng liên lạc tại các khu vực xảy ra thảm họa không mới nhưng UNT cho rằng công nghệ của họ hứa hẹn sẽ mở ra các loại hình giao tiếp không dây mới. Nghiên cứu của Wan sẽ cho phép các drone và máy bay giao tiếp qua lại lẫn nhau, qua đó tăng cường an toàn không lưu, tăng tính phối hợp và hiệu quả liên lạc.

Với dự án trên, Wan đã được quỹ khoa học quốc gia NSF tài trợ để tập trung phát triển các hệ thống hàng không thế hệ mới.

Nguồn: NSF