Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Công cụ chẩn đoán bằng kính sử dụng ong mật để nhận biết ung thư

bees-2.

Susana Soares người Bồ Đào Nha đã tạo ra một loạt công cụ chẩn đoán bằng kính sử dụng ong mật được huấn luyện để xem một bệnh nhân có mang mầm mống bệnh ung thư. Dự án “Bees” được bắt đầu từ các nghiên cứu chỉ ra rằng “những con ong đánh hơi” có thể được đào tạo nhằm nhận biết một số mùi đặc biệt như là chất nổ, hay là mầm bệnh ung thư như trong trường hợp của cô Soares.

Trước đây cũng đã có những ý tưởng dùng chó đánh hơi để nhận biết bệnh ung thư phổi và giúp phát triển mũi điện tử nhận biết ung thư. Mặc dù ong chỉ có thể được huấn luyện để nhận biết một mùi duy nhất, tuy nhiên, khả năng của chúng là khá tốt, thậm chí là có thể tốt hơn cả loài chó.

Theo cô Soares: “Loài ong có khả năng nhận biết mùi cực tốt và có thể được huấn luyện để trở thành những “cảm biến sinh học” nhanh và linh hoạt để dùng trong việc nhận biết các phân tử hoá sinh.”

Quá trình huấn luyện ong có thể chỉ mất khoảng 10 phút là hoàn thành, bao gồm khâu đơn giản là cho ong học nhận biết một mùi đặc biệt nào đó và phần thưởng cho nó là nước hoặc đường. Những con ong sau đó sẽ nhận thức được rằng mùi hương đó sẽ có liên quan tới thức ăn và nó sẽ đi tìm.

Dự án Bees của Soares bao gồm việc tạo ra một loại các công cụ chuẩn đoán bằng kính, bên trong có một ngăn nhỏ. Khi một bệnh nhân thổi hơi vào trong thiết bị này, những con ong đã được huấn luyện sẽ ngay lập tức bay vào bên trong ngăn nhỏ đó, nếu nó phát hiện thấy “mùi” của ung thư. Dự án này được thực hiện với mục đích bổ sung cho các phương pháp hiện tại và giúp đưa ra các chẩn đoán chính xác hơn trong quá trình thăm khám, ngoài ra thì nó cũng giúp giảm chi phí cho việc khám chứa bệnh ung thư vốn đang rất cao hiện nay.

bees-1.bees-4.bees.