Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Pin lithium sẽ sớm an toàn hơn nhờ vào chất liệu mới lấy cảm hứng từ kẹo cao su

gumlithiumelectrolyte.

Pin lithium dung lượng cao có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử di động ngày nay, nhưng nó có một hạn chế đó là có thể bị cháy nổ. Điều này có thể xảy ra khi chúng gặp hiện tượng quá nhiệt, và chất điện phân lỏng bên trong bị nóng chảy, rò rỉ ra ngoài. Tuy nhiên, giờ đây với chất điện phân dạng gôm do các nhà khoa học thuộc đại học bang Washington phát triển sẽ có thể giúp cho pin lithium trở nên an toàn hơn, loại bỏ khả năng bị cháy.

Chất dẫn điện được nghiên cứu và phát triển bởi sinh viên cao học Yu “Will” Wang, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Katie Zhong. Chất này được phát triển dựa trên nguồn cảm hứng từ kẹo cao su, dù cho nó có độ dính cao gấp 2 lần để có thể cho phép nó dính chặt vào các thành phần bên trong viên pin. Các nghiên cứu trước đây đã đi theo hướng phát triển các hợp chất điện phân rắn hoàn toàn, dù cho có vấn đề trong việc đính chúng với các cực anốt và catốt của viên pin.

Nửa lỏng, nửa rắn, chất gôm có chứa một chút chất rắn như là sáp, trộn lẫn với các chất điện phân thông thường. Và khi mọi thứ đạt đến độ ổn định, các ion có thể dễ dàng di chuyển qua chất gôm để đi qua lại giữa cực anốt và catốt, để tạo ra điện. Nếu như viên pin trở nên quá nóng, chất sáp sẽ chảy ra, ngắn kết nối ion giữa 2 cực điện, và quá trình tạo điện năng của viên pin cũng bị ngưng lại. Điều này giúp cho viên pin không trở nên nóng hơn, và có thể gây cháy nổ.

Ngoài ra, vì chất liệu này có độ linh hoạt và vẫn giữ được khả năng tạo ra điện dù cho hình dáng có bị thay đổi, cho nên nó sẽ có thể được dùng cho các thiết bị điện tử có hình dáng không phẳng. Hiện tại thì các nhà nghiên cứu đang tìm cách thử nghiệm chất liệu mới trên các thiết kế pin thông thường và xem chúng hoạt động thế nào trong những điều kiện thực tế. Trường đại học bang Washington cũng đã đăng ký bản quyền cho công nghệ mới này của họ.