Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Khoa học công nghệ trong chiến tranh thế giới thứ I: Truyền thông

ww1-radio.
Hình ảnh một trạm truyền tín hiệu không dây của quân đội Mỹ trên chiến trường tại Đức vào năm 1919​

Chiến tranh thế giới thứ I còn thường được gọi là "chiến tranh hiện đại đầu tiên" thông qua việc áp dụng hàng loạt phát minh công nghệ vào phục vụ cho chiến tranh trong khoảng thời gian từ năm 1914 đến 1918. CÙng với những công nghệ được sử dụng trong thời chiến như máy bay quân sự, xe tăng, súng máy, vũ khí hóa học,... kỹ thuật truyền thông là một bước tiến lớn góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo của cuộc chiến với sự hỗ trợ của điện, thông tin liên lạc bằng sóng radio.

Mặc dù có rất nhiều công nghệ mới ra đời và có thể được áp dụng một cách hiệu quả đề giành thế chủ động trên chiến trường, lúc bấy giờ, nhiều tướng lĩnh quân sự vẫn còn khá chậm chạp trong việc tận dụng lợi thế của khoa học và vẫn tiếp tục tác chiến với những phương pháp lạc hậu như kỵ binh... Theo một số phân tích của các nhà nghiên cứu, có thể chính vì chậm chạp trong việc thích ứng với công nghệ mới và sự miễn cưỡng áp dụng khoa học là nguyên nhân không nhỏ khiến cho chiến tranh thế giới thứ I là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người với hơn 17 triệu người chết kể cả binh lính lẫn dân thường.

Điện và truyền tin trong chiến tranh

searchlights_1122021i.
Đèn soi được trang bị trên tàu chiến trong thế chiến thứ I​

Trong lịch sử, các trận chiến vẫn thường có xu hướng diễn ra vào ban ngày, tuy nhiên khái niệm trên bắt đầu thay đổi từ năm 1879, khi Thomas Edison nhận được bằng sáng chế về bóng đèn điện có thể phát sáng trong thời gian dài. Khi chiến tranh thế giới thứ I bắt đầu, điện đã được sử dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới (mặc dù không phổ biến rộng khắp như hiện nay.)

Lần đầu tiên, các tướng lĩnh quân đội có thể tổ chức hành quân và khởi động các cuộc đánh chiếm vào bất cứ thời điểm nào nhờ vào ánh sáng nhân tạo. Thêm vào đó, hầu như tất cả các phương tiện vận chuyển như chiến hạm, xe tăng, máy bay, ô tô và xe tải đều được trang bị thêm các thiết bị điện tử, thậm chí là thiết bị thu hoặc nhận sóng radio. Các thiết bị điện tử đã giúp ích rất nhiều trong việc thực hiện tác chiến.

Một ví dụ điển hình, các thiết bị đèn tín hiệu trên các chiến hạm giúp truyền tải các thông tin, liên lạc giữa các tàu hoặc với sở chỉ huy trên cạn trở nên an toàn và dễ dàng hơn rất nhiều đặc biệt là trong ban đêm. So với trước đó, phương pháp liên lạc chủ yếu là bằng pháo sáng hoặc đốt lửa. Các thiết bị điện cũng có thể đuọc bổ sung thêm cho hoạt động của các tháp pháo và vũ khí trên các chiến hạm. Đồng thời cũng có thể nâng cấp các chi tiết khác trên tàu chiến như báo nhiên liệu, máy đo nước, còi, thiết bị báo cháy, các cửa đóng mở điều khiển từ xa thay cho điều khiển bằng tay và nhiều cơ chế khác.

Searchlights_on_the_Rock_of_Gibraltar,_1942.
Những ngọn đèn pha công suất lớn được trang bị dọc theo một thành phố cảng trong thế chiến thứ I​

Các đèn hồ quang điện công suất lớn cũng được áp dụng làm đèn quét, đèn chiếu sáng, dò quét cũng góp phần làm thay đổi quan điểm suy nghĩ trong chiến trận trên cả 2 phương diện: phòng thủ và gây khó chịu cho đối phương. Thậm chí, ánh sáng chói lòa từ đèn hồ quang hồ quang có thể gây choáng và mất thị lực tạm thời cho quân lính đối phương, giúp dễ dàng tiếp cận với tàu đối phương để phóng ngư lôi. Các đèn rọi cũng được sử dụng để phát hiện ra máy bay của đối phương ngay từ khi có ý định muốn tiếp cận thành phố hoặc cảng biển để ném bom.

Theo báo cáo từ tờ Scientific American hồi năm 1915: "Mỗi binh chủng tham gia vào chiến trường châu Âu, từ quân số nhỏ nhất đến lớn nhất đều được cung cấp các thiết bị đèn soi di động để quan sát bất cứ vị trí nào, bất kể là ngày hay đêm."

Cũng theo báo cáo trên: "Trong số các phiên bản cải thiện của đèn pha di động còn có hệ thống chiếu sáng điều khiển từ xa. Người điều khiển cầm 1 remote nhỏ trong tay, có thể điều khiển được hướng chiếu sáng khi đứng xa từ 6 mét thậm chí là xa hơn. Hệ thống đèn chiếu này có thể chiếu ánh sáng xa tới vị trí cách đó hơn 5 km và có thể bị mù nếu bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt ở cự ly gần."

Sóng vô tuyến (radio) trong chiến tranh

army_radio_operator.
Một hệ thống truyền tin vô tuyến trong thế chiến thứ I​

Sóng radio (sóng vô tuyến) được phát minh từ trước khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ I và giai đoạn đầu được áp dụng vào trên các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu thuyền để trao đổi thông tin dưới dạng mã Morse (các bạn có thể xem thêm lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ radio trên diễn đàn). Vào năm 1912, hệ thống thông tin liên lạc bằng sóng radio đã được áp dụng trên không chỉ tàu Titanic mà còn tên hầu hết các loại tàu thuyền khác và dĩ nhiên, đây là hệ thống không thể thiếu trên tàu chiến phục vụ chiến tranh để trao đổi thông tin với sở chỉ huy trên bờ và các tàu khác.

Không lâu sau đó, hệ thống radio đạt được cải tiến lớn nhất: có thể truyền được giọng nói so với trước đó chỉ là những đoạn mã Morse. Những tiến bộ trong công nghệ vô tuyến như chế tạo thành công bộ dao động, bộ khuyếch đại và ống điện tử làm cho giọng nói truyền đi càng được rõ ràng, đầy đủ hơn so với trước đó. Các nhà sử học và khoa học quân sự xếp sóng vô tuyến vào 1 trong những loại công nghệ có thể thay đổi cục diện của chiến tranh hiện đại.

Việc thực hiện tác chiến trên bộ cũng nhận được sự giúp đỡ không nhỏ của công nghệ liên lạc không dây. Điển hình như có thể gởi cảnh báo sớm cho các binh sĩ thuộc một đơn vị nào đó biết sớm các cuộc tấn công bằng khí độc để trang bị thêm mặt nạ phòng độc. Cảm báo sớm các cuộc đánh bom để người dân có thời gian sơ tán, trú ẩn và lực lượng tác chiến có thể chủ động vào vị trí chiến đấu.

Ngoài ra, quân đội Đức bấy giờ đã dùng sóng radio để kích hoạt các quả bom từ xa, dẫn đường định hướng ném bom. Dần dần, thiết bị thông tin liên lạc không dây là một bộ phận không thể thiếu trên các loại máy bay dân sự lẫn quân sự.

Liên lạc bằng chó và chim trong chiến tranh

messenger-dogs-wwi-messenger-dogs-and-their-handlers.
Những chú chó đưa tin của quân đội Anh​

Mặc dù công nghệ truyền thông tiên tiến được áp dụng trong bối cảnh bấy giờ, nhưng đôi khi các thiết bị trên được cho là không hoàn toàn đáng tin cậy trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Do đó, một số công cụ quân sự vẫn được ưu tiên (hoặc bắt buộc) phải được sử dụng. Đó là các phương pháp liên lạc truyền thống như bằng chó giao liên hoặc chim đưa thư.

Lực lượng hải quân Anh và Pháp vẫn thường xuyên sử dụng chim bồ câu để truyền tin trực tiếp từ bộ chỉ huy đến các trụ sở chính. Trên thực tế, chính phủ Anh đã ban hành một đạo luật cấm bắt, gây thương tích hoặc giết bất kỳ một con bồ câu đưa tin nào. Người vi phạm phải bị xử lý như tội phạm với những hình phạt nghiêm khắc. Trên một tấm poster thời bấy giờ còn đăng tải quy định rằng: "Sẽ thưởng 5 bảng cho bất kỳ ai tố giác những người đã săn bắn chim bồ câu đưa thư, dẫn đường."

poster_ww1.

Bên cạnh đó, những con chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ càng cũng được dùng làm công cụ truyền tin. Với tốc độ nhanh hơn con người, kích thước cơ thể nhỏ gọn nên khó bị phát hiện và tiêu diệt bởi các tay súng bắn tỉa của đối phương đồng thời có thể di chuyển linh hoạt trong nhiều địa hình như bùn lầy, bụi bẩn, những nơi mà phương tiện di chuyển của con người không thể đi qua được.

Một trường huấn luyện chó nghiệp vụ đã được thành lập tại Scotland trong thời gian chiến tranh thế giới thứ I diễn ra. Theo ghi nhận, một chú chó liên lạc sau khi tốt nghiệp khóa huấn luyện có thể giao một thông điệp đến nơi cách đó 4,8 km trên tất cả các địa hình của chiến trường, nơi mà tất cả các phương tiện truyền thông khác đều thất bại.

Tuy nhiên, những chú cho giao liên có một nhược điểm lớn nhất: sau một thời gian dài sống cùng với binh lính, những chú chó dần trở nên thân thiết với họ và thay vì để "người bạn" của mình chịu nguy hiểm, họ sẵn sàng đảm nhiệm vai trò đưa tin nhằm để chú chó lại nơi an toàn.