Đầu năm 2014, Flappy Bird, trò chơi trên thiết bị di động được phát triển bởi Nguyễn Hà Đông, một lập trình viên người Việt, đã trở thành hiện tượng toàn cầu và được cho là mang lại doanh thu quảng cáo 50.000 đô la Mỹ mỗi ngày. Mặc dù sau đó, chú chim này không còn “bay” nữa. Hà Đông đã gỡ bỏ trò chơi khỏi App Store và Google Play Store, nhưng đó vẫn là một chỉ báo cho thấy tiềm năng của cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam. Đầu tư vào khoa học và công nghệ có thể mang lại lợi nhuận to lớn.
Theo một khảo sát năm 2010 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ có khoảng 20% trong tổng số 8.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tiến hành thành công cải tiến công nghệ và chỉ có 15% đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Ở phạm vi toàn cầu, Việt Nam xếp hạng 115 trên tổng số 146 nước được đánh giá về Chỉ số Đổi mới Sáng tạo theo công cụ
Phương Pháp Đánh giá Tri thức của Ngân hàng Thế giới. Để cải thiện tình hình, năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phát triển Khoa học và Công nghệ trong đó đặt phát triển khoa học công nghệ làm ưu tiên hàng đầu của quốc gia. vào năm 2013, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley) đã được ra đời, là sự kết hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với những đối tác trong và ngoài nước, nhằm hình thành và thúc đẩy một hệ sinh thái hoàn thiện hỗ trợ các startup trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau.
Ngân hàng Thế giới đã và đang hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, nhằm góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia và cung cấp cơ hội toàn diện cho cộng đồng.
Bấm để mở rộng...