Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Tên cô ấy là Cortana. Cô ấy là một phần mềm có tính cách của con người

[​IMG]

Cô ấy được tạo ra để mô phỏng lại chức năng của một trợ lý ngoài đời. Cô ấy là thành quả của hai năm miệt mài làm việc của đội ngũ bao gồm các kĩ sư, nhà khoa học lẫn quản lý sản phẩm. Cô ấy có nguồn gốc từ một trò chơi điện tử. Cô ấy cũng là lời đáp trả của Microsoft với Apple SiriGoogle Now. Cô áy là một thực thể trí tuệ nhân tạo và cô rất tự hào về điều đó. Cô ấy chính là Cortana.

Thật là lạ khi nói về một phần mềm trên smartphone mà lại dùng từ "cô ấy", nhưng chính yếu tố con người đó là thứ mà Microsoft đang theo đuổi đối với cô trợ lý mới của mình dành cho Windows Phone. Cortana thực chất là tên của một nhân vật trong series game Halo nổi tiếng, và cũng như trong trò chơi, cô trợ lý này có thể đưa ra những ghi chú, nhận mệnh lệnh, hiển thị sự kiện lịch, nhắc nhở và hơn thế nữa. Tuy nhiên, thứ giúp cho Cortana thật sự khác biệt, và cũng là điểm mà Microsoft đang đặt cuộc vào, chính là khả năng đối thoại với người dùng, tương tự như khi hai con người nói chuyện với nhau. Microsoft gọi khả năng đó là "chit chat". Trừ Siri của Apple, Cortana là tính năng trợ lý duy nhất trên smartphone được tích hợp một tính cách của riêng mình.

Tự tin, quan tâm, trung thành, hữu ích, nhưng không hống hách: đây chỉ là một trong số những từ mà Susan Hendrich, quản lý dự án chịu trách nhiệm mảng tính cách của Cortana, dùng để mô tả về tác phẩm của nhóm. "Cô ấy rất ham thích học hỏi và đôi khi cũng vui vẻ lắm, lâu lâu lại pha trò trong câu trả lời của mình. Cô ấy tìm kiếm những điểm chung, nhưng công việc của cô ấy chính là trợ lý". Với tất cả những điểm trên, nếu những người nào mới nghe qua lần đầu thì đều tưởng rằng Hendrich đang mô tả một con người, và đó cũng là mục đích cuối cùng mà Hendrich cùng nhóm của mình muốn đạt được: tạo ra một sản phẩm trí tuệ nhân tạo với các tố chức của một con người!

Cortana_Windows_phone_microsoft_4.

Nhìn rộng ra, quyết định của Microsoft trong việc kết hợp Cortana với tính cách riêng chính là để "cô ấy" trở nên gắn bó hơn với người dùng. "Chúng tôi đã thực hiện vài cuộc nghiên cứu và phát hiện rằng người ta thích tương tác với trí tuệ nhân tạo khi nó giống với con người", Hendrich nói. Để minh chứng cho điều đó, Hendrich lấy ví dụ về người bà của mình khi sử dụng chiếc máy hút bụi Roomba: "Bà đặt tên và tính cách cho một đối tượng không chuyển động, và điều đó mang lại cho bà niềm vui". Đó cũng là thứ mà Microsoft muốn người dùng Windows Phone cảm thấy khi tương tác với Cortana trên chính thiết bị của mình.

Bởi vì nhiều tính năng chính của Cortana phỏng theo một người trợ lý riêng (ví dụ: gọi điện, đặt lịch, nhắc nhở...), nhóm quyết định phải đưa việc phát triển Cortana lên một cấp độ cao hơn. Thế là nhóm đã phỏng vấn nhiều người trợ lý thật sự ngoài đời để xem công việc của họ ra sao, những tố chất nào họ cần có, họ tương tác với các ông chủ như thế nào và điều gì khiến họ thành công. "Việc này giúp chúng tôi hiểu được cách mà con người đảm nhận vai trò trợ lý", Hendrich nói. Những cuộc phỏng vấn này cũng được ghi lại bằng video để làm nguồn tư liệu mà nhóm có thể sử dụng để tham khảo về sau.

Cortana_Windows_phone_microsoft_3.
Bốn thành viên chủ chốt trong nhóm Cortana

Bên cạnh việc liên hệ với con người theo một cách tự nhiên, Microsoft nhận ra rằng Cortana cũng cần phải vui nữa. Thực chất, những nghiên cứu của công ty cho thấy rằng khoảng 40% lượt tương tác với trí tuệ nhân tạo là thông qua việc "chit chat". Như lời Hendrich giải thích: "Nếu bạn có một cô trợ lý và bạn bước vào văn phòng, bạn sẽ nói chuyện với họ trước. Bạn không bắt đầu bằng việc mở các email quan trọng trước và làm hỏng cả ngày của mình".

Chit chat với Cortana có thể bao gồm việc tán gẫu thông thường cho đến truy vấn thông tin. Bạn có thể yêu cầu cô ấy kể cho mình nghe một câu chuyện cười và cô ấy sẽ đáp lại. Nếu bạn hỏi cô ấy bao nhiêu tuổi, cô ấy sẽ nói "tôi không biết làm sao để xác định tuổi carbon của Internet". Microsoft thậm chí còn đưa vào biểu tượng chiếc kẹp giấy quen thuộc (Clippy) dưới một tính năng ẩn (gọi là Trứng phục sinh) để gợi lại tính năng trợ giúp vui vẻ của Word một thời. Những tính năng nghe có vẻ đơn giản này thực chất lại là một sự thành công của Microsoft. Nếu Cortana có thể khiến bạn cười, nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng phần mềm hết lần này đến lần khác. Ít nhất, đó là thứ mà Microsoft hi vọng.

Cortana_Windows_phone_microsoft_1.
Các thành viên trong nhóm Cortana đang ngồi nói chuyện với nhau

Và nếu như bạn nghe giọng Cortana quen quen thì bởi vì một phần của giọng nói đó được thu bởi Jen Taylor, người đã lồng tiếng cho nhân vật Cortana trong game Halo. Microsoft hiện đang tổng hợp nhiều nguồn giọng nói khác nhau cho tính năng này, nhưng Taylor vẫn chiếm một phần lớn trong những đoạn chit chat mà bạn nghe thấy từ chiếc điện thoại của mình, và tỉ trọng này sẽ còn tăng theo thời gian. Mặc dù giọng của Cortana vẫn chưa thật tự nhiên nhưng nó đã giúp người dùng cảm thấy "thật" hơn.

Trong một cuốn sách viết bởi Clifford Nass, giáo sư đại học Stanford chuyên về tự động hóa - robot, người ta có xu hướng đối xử với máy móc, nhất là những thứ có tính chất giống con người, tương tự như cách họ đối xử giữa người với người trong xã hội. Chiếu theo lý lẽ đó, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo với giọng nói truyền cảm, cách pha trò hài hước và biết cách đưa ra những lời tích cực thì sẽ có hiệu quả mạnh hơn những gì chúng ta nghĩ.

Microsoft đang chuẩn bị mang Cortana ra "nước ngoài", đặc biệt là đến Anh và Trung Quốc, chứ không chứ không chỉ loanh quanh ở Mỹ như hiện nay. Tuy nhiên, điều này cần đến một nỗ lực cực lớn nhằm bản địa hóa ngôn ngữ tại quốc gia mà Cortana sắp xuất hiện. "Có một nhóm ở Trung Quốc đang tìm cách kết hợp những giá trị cốt lõi của Cortana và chuyển thể nó, không chỉ dịch từng chữ, mà phiên dịch cả một tính cách", Harrison nói. Ngay cả người lồng tiếng ở nước ngoài cũng sẽ khác. Có thể Taylor có kinh nghiệm và được yêu thích khi nói thay cho Cortana tại Mỹ, nhưng ở Trung Quốc thì người ta cần một chất giọng "nghe như là đang cười".

Cortana_Windows_phone_microsoft_2.
Joe Belfiore - người chịu trách nhiệm chính cho Microsoft về mảng Windows Phone - đứng trên sân khấu giới thiệu Cortana hồi đầu tháng 4 vừa rồi

Microsoft tiết lộ thêm rằng họ đang lên kế hoạch để cập nhật Cortana hai lần mỗi tháng, chưa kể những sự kiện đặc biệt có thể diễn ra và khi đó thì chúng ta sẽ thấy nhiều tính năng hơn được bổ sung trong thời gian ngắn hơn. Hendrich nói nhóm của ông cũng đang tìm cách đưa ra những bản update không theo chu kỳ "dành cho những thứ cần kịp thời, khẩn cấp hoặc cực kì tiêu cực". Điều này sẽ giúp Cortana bắt kịp với những sự kiện, những xu hướng mới ví dụ như khi có Olympics chẳng hạn. Và bởi vì việc cập nhật Cortana là ở trên server, Microsoft có thể nhanh chóng đưa những đoạn lồng tiếng và đẩy xuống máy người dùng khi Cortana được kích hoạt. Người dùng sẽ không phải tự mình update máy.

Nói tóm lại, cuối cùng Microsoft cũng đã đuổi kịp hai đối thủ lớn của mình đó là Siri và Google Now sau ba năm trời. Trong lúc Hendrich và Harrison tìm cách cho Cortana đi "xuất ngoại" thì Microsoft tiếp tục bận bịu với việc làm cho cô ấy sở hữu nhiều hơn những đặc điểm của con người, và cũng để cô ấy trở nên cưực kì liên quan đến cá nhân người sử dụng thiết bị. Chúng ta hãy chờ xem Cortana sẽ chứng tỏ được năng lực của mình như thế nào trong tương lai nhé.

Nguồn: Engadget