Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hệ thống máy tính có thể phát hiện khi nào bạn đau thật và giả vờ đau

fakingpain.
Theo bạn, khuôn mặt A hay B thể hiện cảm xúc đau thật sự?

Các nhà nghiên cứu đến từ đại học California tại San Diego và đại học Toronto đã vừa tạo ra một hệ thống máy tính quan sát có khả năng phát hiện cảm xúc giả tạo trên khuôn mặt khi người ta bị đau với độ chính xác cao hơn 30% so với khả năng nhận biết của con người. Trong bài báo với tiêu đề: "Giải mã cảm xúc đau đớn giả tạo", các tác giả nghiên cứu tin rằng công nghệ này mang lại tiềm năng phát hiện các hành vi lừa dối khác và có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như an ninh quốc gia, tuyển mộ, y học và luật pháp.

Giáo sư Marian Barlett đến từ viện tính toán thần kinh thuộc đại học California cho biết: "Với nguyên nhân là cơn đau, người ta sẽ biểu lộ những cảm xúc mạnh mẽ cùng với những nổ lực làm giảm, che giấu hoặc thậm chí giả vờ đau. Những hành vi này có thể liên quan đến khả năng kiểm soát kép của khuôn mặt. Hệ thống máy tính của chúng tôi có thể được áp dụng để phát hiện các trạng thái trong đó khuôn mặt con người có thể cung cấp những đầu mối quan trọng về sức khỏe, thể trạng, cảm xúc hoặc suy nghĩ. Chẳng hạn như những biểu lộ của tài xế khi họ buồn ngủ, biểu lộ của học sinh về sự chú ý và lĩnh hội bài giảng hoặc những phản hồi trước liệu pháp điều trị của các bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc."

Nghiên cứu hợp tác giữa đại học California và Toronto đã cho thấy con người không thể phân biệt thật giả từ biểu cảm giả tạo về cơn đau nếu chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy. Ngay cả khi được yêu cầu quan sát những dấu hiệu trên khuôn mặt, người ta chỉ có thể nhận ra cảm xúc giả tạo ở tỉ lệ 55%. Trong khi đó, hệ thống máy tính trên có thể phát hiện chính xác đến 85%.

"Hệ thống máy tính tìm cách phát hiện các đặc điểm chức năng đặc biệt của các biểu lộ qua khuôn mặt mà người ta thường bỏ qua. Những quan sát của con người không thể phát hiện thật giả từ những biểu cảm giả tạo về cơn đau."

Nghiên cứu cho thấy đặc điểm có thể dễ dự đoán nhất trên khuôn mặt trước biểu cảm giả tạo về cơn đau là miệng, đặc biệt là độ rộng và tần số mở miệng. Khi bạn giả vờ đau, miệng của bạn sẽ mở nhưng ít biến đổi về độ rộng và tần số hơn so với khi bạn đau thật sự.

Kang Lee - giáo sư tại viện nghiên cứu trẻ em Dr. Eric Jackman thuộc đại học Toronto cho biết: "Ở những loài động vật có tính cộng đồng cao như con người, khuôn mặt liên quan đến việc truyền đạt thông tin bao gồm những biểu lộ về cảm xúc và đau đớn. Do não chúng ta có cấu tạo đặc biệt, chúng ta có thể mô phỏng các cảm xúc không trải qua trên thực tế, vì vậy chúng ta có thể đánh lừa thành công những người khác. Tuy nhiên, máy tính lại có khả năng phát hiện những khác biệt giữa chuyển động mặt vô ý và cố ý tốt hơn. Bằng việc tiết lộ chức năng của các hành động trên khuôn mặt thông qua hệ thống quan sát, bước tiếp cận của chúng tôi có thể làm sáng tỏ những 'dấu vết hành vi' của các hệ thống điều khiển bằng thần kinh liên quan đến khả năng thể hiện cảm xúc."

*P/S: Khuôn mặt B thể hiện cảm giác đau thật!