Đánh giá thời lượng pin LG G3: onscreen trên 4 tiếng
LG G2 có thời lượng pin khá tốt, chính vì thế mà nhiều người đặt kì vọng hơn vào LG G3, với niềm tin mặc định rằng đời sau sẽ tốt hơn trước. Kết quả thử nghiệm pin của LG G3 dưới đây cho thấy máy có thời lượng pin ở mức khá với tổng thời gian onscreen là hơn 4 tiếng một chút, trong điều kiện thử nghiệm sử dụng khá nặng. Ở trong bài kiểm tra xem film liên tục thì G3 đạt mốc 8 giờ 41 phút 16 giây, cao hơn mức 7 giờ 33 phút của G2. Nếu so sánh với Z2 mới được đánh giá pin gần đây thì G3 có tổng thời gian coi film lâu hơn, nhưng tổng thời gian sử dụng hỗ hợp lại thấp hơn. LG G3 được trang bị viên pin dung lượng 3000 mAh, có thể tháo rời.
Các yêu tố cần quan tâm:
Xem film liên tục: 8 giờ 41 phút 16 giây
Với màn hình lớn 5.5-inch (IPS LCD) và đặc biệt là độ phân giải Quad HD 2560 x 1440, trải nghiệm film ảnh trên LG G3 là rất tuyệt vời, tuy nhiên màn hình không nổi và viền cũng không mỏng như G2. Các video mình dùng để thử nghiệm được đưa về chuẩn mHD 720p và sử dụng phần mềm MX Player với thiết lập mặc định: độ sáng - 10 ; âm thanh - 10. Độ sáng - 10 - trong MX Player là đủ coi trong môi trường phòng làm việc, nếu coi ngoài sân thì bạn cần tăng độ sáng nên nữa.
Với việc xem film liên tục được gần 9 tiếng thì điểm của G3 cao hơn Z2 và thua One M8. Trong lúc xem film thì máy không nóng lắm. LG G3 có mặt trước không cân đối với cạnh trên thì mỏng còn cạnh dưới thì dày, với logo LG hơi chói do đó xem film màn hình tối thì có đôi chút khó chịu.
Sử dụng hỗn hợp liên tục: Tổng thời gian mở màn hình 4 tiếng 16 phút 45 giây
Như đã nói ở trong bài Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị, từ giờ về sau các bài kiểm tra pin sẽ được thay đổi cách thức thực hiện một chút. Vẫn là thử xem lướt web (wifi), chơi games (wifi) và coi youtube (wifi) trong 30 phút rồi đo mức tiêu hao, cái mới là các bài kiểm tra sẽ được thực hiện tuần tự liên tục cho đến khi hết pin.
Trong quá trình thử nghiệm, tổng thời gian mở màn hình (onscreen) của LG G3 là hơn 4 tiếng một chút xíu. Đây là một mức pin khá, phần lớn điện thoại thông minh ngày nay đều có mức pin khá từ 4 đến 5 tiếng onscreen. Nếu như thấp hơn 4 tiếng thì là kém và trên 6 tiếng thì sẽ được xếp vào mức tốt. Xin nhắc lại là điều kiện thử nghiệm là sử dụng liên tục và khắc nghiệt hơn so với sử dụng bình thường, do đó với LG G3 thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp tiết kiệm pin và kéo dài thời gian sử dụng hơn.
Từ 100% xuống 99% là khá lâu, càng về sau thì tốt độ hao pin lại nhanh hơn. Trên LG G3 thì có một điều khó hiểu là dịch vụ Google lại chiếm khá nhiều pin, trên bảng xếp hạng mức tiêu thụ thì luôn xuất hiện của yếu tố này (thực ra thì dịch vụ Google luôn làm hao pin, máy nào cũng vậy, tuy nhiên trên G3 thì nó nhiều hơn mình thường). Chính yếu tố này làm mức độ hao hụt pin khi standby cũng gia tăng.
Nhiệt độ của G3 khá tốt, không nóng máy mà chỉ ấm. Ngay cả khi chơi COC thì nhiệt độ cũng chỉ xấp xỉ 40 độ, đo theo phần mềm Battery widget. Màn hình 2K ngoài độ phân giải cao thì nó còn khá nhạy, chơi games mỗi khi bạn chọn đối tượng có cảm giác rất thích vì tốc độ phản hồi nhanh.
Còn một điều sẽ làm bạn khó chịu khi sử dụng LG G3 đó chính là các hiệu ứng mặc định. Mặc dù giao diện đã được làm đơn giản hơn, nhưng LG vẫn ôm đồm các hiệu ứng chuyển cảnh nặng nề, do đó tạo cảm giác máy bị chậm, nhưng thực ra với cấu hình của G3 thì nó khó mà chậm được.
Khi giới thiệu G3, LG có nói đến công nghệ 3A (Adaptive Frame Rate - Adaptive Clocking - Adaptive Timing Control): đây là giải pháp tối ưu pin cũng như hiệu năng của máy, hứa hẹn giúp người dùng sử dụng tốt hơn. Tuy nhiên, ở trong lần thử nghiệm này kết quả chưa thực sự thể hiện được những gì mà công nghệ mới mang lại. Có nhiều nguyên nhân, có thể là thử nghiệm chưa đủ lâu để 3A phát huy tác dụng, có thể điều kiện chưa đủ hoặc cũng có thể là 3A chỉ là quảng cáo. Nếu như bạn đang dùng G3 thì hãy đóng góp thêm cho bài viết này nhé
Lịch trình sử dụng