Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Auto ISO và chụp thể thao với thiết bị DSLR khởi điểm

Chụp ảnh thể thao là một trong những chủ đề THỬ THÁCH NHẤT về thiết bị, đòi hỏi ống và máy PRO nhất. Tuy nhiên là những người chơi nghiệp dư, đừng để sự "choáng ngợp" này làm cho mình nhụt trí chẳng dám cụ cựa gì. Bởi "dân chơi" không sợ bị hù, vẫn có thể có chút hình ưng ý, khi biết sử dụng tri thức, nắm bắt kỹ thuật để tận dụng tối đa thiết bị của mình

DSC_0162.JPG
Nikon D3300 ống 55-300mm f/4.5-5.6 tại 300mm và f/5.6 1/500s ISO2800 auto WB
Vietnam vs. Jordan

Một bộ phận không nhỏ người chơi máy ảnh sở hữu một chiếc DSLR trung bình và có ống tele bình dân hai khẩu tới 200mm hoặc 300m, chừng đó là VỪA ĐỦ để có thể vẫy vùng đôi chút, không chỉ với bối cảnh thông thường mà còn để chụp những hoạt động có tính linh hoạt cao và tầm xa, như chụp thể thao, động vật hoang dã. Một đời ta muôn vàn đời nó - tại sao phại phải tự giới hạn mình trong khi mình chưa thử?

Có hai điểm về kỹ thuật tôi muốn lưu ý các bạn trong bài viết này để tận dụng tối đa thiết bị, đó là sử dụng ISO tự động để giữ được thông số phơi sáng ổn định trong điều kiện ánh sáng thay đổi và lựa chọn cách lấy nét với thiết bị khiêm tốn. (Thiết bị hướng dẫn là máy Nikon, tuy nhiên các dòng khác cũng có tính năng tương tự như Pentax, M+ của Canon ...)


1. Khẩu + Tốc + ISO - trong tam giác phơi sáng và sử dụng ISO tự động

Nguyên tắc:

TỐC ĐỘ là lưu ý quan trọng nhất khi chụp vận động:
Ngoài việc hình phải đủ sáng là tiên quyết, thì chụp thể thao bắt dính khoảnh khắc cần tốc độ khá cao, tuỳ các bạn sử dụng kinh nghiệm sẽ cho ra tốc độ nào là phù hợp cho từng loại thể thao, nhưng với bóng đá, tôi cho rằng tốc độ KHÔNG NÊN DƯỚI 1/500s - cao hơn càng tốt.

Khẩu độ: Khẩu lớn tối đa có thể để xoá phông 1 chút, nổi bật chủ thể (f4.5 ở 55-300mm)

ISO luôn ở mức thấp nhất có thể - nhưng phải đủ để duy trì tốc độ màn trập tối thiểu.

Áp dụng vào thực tế:

Tuỳ kinh nghiệm cá nhân mà người chụp có thể sử dụng mode M, S hay A để đạt được 3 yếu tố nói trên. Không có lựa chọn nào là duy nhất, tuy nhiên cá nhân tôi sử dụng mode A với AUTO ISO cụ thể chỉnh trên máy là
  • Đo sáng toàn khung (matrix)
  • Chế độ ưu tiên khẩu (A),
  • ISO tự động chạy từ 100 tới 3200 hoặc 6400 hoặc 12800 khi bối cảnh sáng càng ngày càng thiếu sáng
  • Tốc độ tối thiểu mong muốn 1/500s
Với thiết lập nói trên, máy ảnh sẽ hoạt động như thế nào:
  • Khẩu luôn lớn nhất chạy từ f/4.5 f/5.6 tùy tiêu cự
  • Trong điều kiện ánh sáng rất mạnh: máy sẽ giữ ISO thấp nhất và tốc độ lên cao hơn 1/500s
  • Ánh sáng trung bình khá: tốc độ giảm xuống chạm mức 1/500s và không xuống nữa, máy dần đẩy ISO lên
DSC_0567.JPG
f/5.6 1/500s ISO160
  • Ánh sáng yếu dần, ISO chạm mức trần thiết lập (3200 chẳng hạn) và tốc độ tụt xuống dưới 1/500s - nguy cơ chủ thể nhoè do vận động - lúc này điều gì quan trọng hơn? bỏ hoàn toàn hình vì nhoè hay nâng trần ISO?
  • Quyết định phụ thuộc ở bạn, tôi thì nâng trần ISO (6400 hay 12800) để lại giữ được tốc độ 1/500s trong một nỗ lực tuyệt vọng :)
DSC_0666.JPG
f/5.6 1/500s ISO12.800

2. Chế độ lấy nét:
Còn lấy nét thì sao? những máy pro và ống pro người ta sẽ lấy nét đa điểm bám đuổi chủ thể và chụp liên tiếp nhanh. Máy DSLR khởi điểm cũng có chừng đó chế độ nhưng cứ thử xem, cứ hi vọng nó hoạt động nhưng khả năng là bạn sẽ thất vọng vì khả năng đáp ứng của nó không đủ nhanh của máy và ống bình dân. Vì vậy tôi hay sử dụng kiểu bắn tỉa truyền thống với lấy nét đơn điểm sử dụng điểm giữa và chọn đúng khoảnh khắc để bấm từng phát đơn lẻ - điều này sẽ đảm bảo cho bạn có MỘT SỐ hình đẹp nét thay vì có RẤT NHIỀU hình trật nét

DSC_0617.JPG

Lưu ý về bố cục:
Tùy từng cá nhân, tuy nhiên cố gắng tìm những bố cục không bị rối, những pha tranh chấp tay đôi kịch tính (khả năng dự đoán tình huống)

DSC_0023.JPG

DSC_0574.JPGDSC_0585.JPGDSC_0588.JPGDSC_0601.JPGDSC_0603.JPGDSC_0611.JPGDSC_0615.JPGDSC_0618.JPGDSC_0621.JPGDSC_0630.JPGDSC_0634.JPGDSC_0639.JPG