Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Trên tay máy chơi game Ouya: Android 4.1.2, xài được tay cầm PS3

cover

Sau một thời gian trì hoãn thì chiếc máy chơi game Ouya chạy HĐH Android cũng đã chính thức được bán ra thị trường từ cuối tháng 6 vừa qua, với giá bán lẻ 100$/bộ, gồm chiếc console Ouya, 1 tay cầm không dây, 1 dây HDMI, 2 viên pin AA để xài cho tay cầm và cục nguồn 18W. Nếu bạn vẫn chưa biết Ouya là gì thì đó là một dự án trên Kickstarter được phát động 10/7/2012, nhằm quyên góp kinh phí để phát triển một chiếc máy console chạy và chơi game Android, cuối cùng nhóm Ouya đã nhận được gần 8,6 triệu $ trong khi mục tiêu họ đặt ra chỉ là 950.000$ mà thôi.

Đầu tiên cần nói đến thì Ouya khác biệt với tất cả các hệ máy console khác là nó chạy và chơi các game Android, và đây là sản phẩm do một nhóm cùng tên phát triển nên chứ không phải các công ty lớn có tên tuổi trong lĩnh vực làm game. Chính vì vậy mà khi còn trong dự án, Ouya đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng thông qua số tiền đóng góp trên Kickstarter. Việc cài đặt ban đầu của Ouya rất đơn giản, chúng ta chỉ cần cắm điện, nối dây HDMI với tivi và bật tay cầm rồi sử dụng, tay cầm không dây được kết nối với máy qua bluetooth Ouya hỗ trợ cùng lúc 4 tay cầm, chúng ta có thể dễ dàng pair thêm tay không dây của PlayStation 3 để sử dụng.

Cấu hình Ouya:
  • BXL: nVIDIA Tegra 3, bốn nhân xung nhịp 1,7GHz
  • RAM: 1GB
  • Bộ nhớ trong: 8GB
  • Kết nối: WiFi n, Bluetooth 4.0, HDMI, USB 2.0, microUSB
  • HĐH: Android 4.1.2 Jelly Bean
  • Kích thước: 75 x 75 x 82mm
  • Nặng: 300g
*Cũng lưu ý là nếu có ý định mua Ouya, thì bạn nên cân nhắc một yếu tố là máy cần có tài khoản để hoạt động, tương tự một tài khoản trên Android, và nó đòi hỏi chúng ta phải có thêm phương thức thanh toán quốc tế như Visa, Debit Card thì mới kích hoạt được máy để sử dụng. Ở thời điểm hiện tại thì không thể bỏ qua bước nhập tài khoản ngân hàng.

Điểm thứ 3 thì tuy chạy Android, nhưng Ouya cũng được phát triển một giao diện riêng, chứ không phải giao diện thuần Android như điện thoại hoặc máy tính bảng, theo đó chúng ta có 4 mục gồm Play - quản lý và chơi các game đã tải về. Cũng chính vì vậy mà mặc dù có cổng USB nhưng với giao diện mặc định thì máy sẽ không hỗ trợ cắm thêm USB hoặc thẻ nhớ để mở rộng bộ nhớ và cài phần mềm ở ngoài, để làm được việc này chúng ta cần root máy và cài các phần mềm hỗ trợ của bên thứ 3, hiện tại trên diễn đàn XDA đã có chuyên mục tùy biến Android cho chiếc máy này, bạn có thể tham khảo ở đây.

Sau khi khởi động và đăng nhập máy, ở màn hình chính thì Ouya có giao diện với 4 mục, gồm Play - để chơi các game đã tải trên máy, Discovery - thư viện online để tải game, Make - cài các phần mềm do bên thứ 3 phát triển và System - xem thông tin của máy và quản lý kết nối, tay cầm. Các game tải về sẽ nằm trong mục Play và chúng ta sẽ chơi các game này ở đây, tương tự trên một chiếc console như PS3 hoặc Xbox 360.

Chúng ta sẽ nói về root và cài thêm các phần mềm của bên thứ 3 cho Ouya trong các bài viết khác.

Ouya
Màn hình chính của Ouya