Năm nay, người yêu thiên văn học sẽ có 2 cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Lần đầu tiên vào lúc 7:06 sáng theo giờ GMT, thứ 3 ngày 15/4, lần thứ hai vào ngày 8 tháng 10, mặt trăng sẽ dần đi vào bóng tối và sau đó chuyển màu do trái đất của chúng ta sẽ che mặt trời và đổ bóng lên mặt trăng. Có thể quan sát hiện tượng này từ Tây bán cầu, bao gồm Bắc và Nam Mỹ, còn các vùng phía Bắc và Đông Âu, Đông Phi, Trung Đông hay Trung Á sẽ không có cơ hội để chiêm ngưỡng.
Đối với các nhà quan sát ở Bắc Mỹ và Hawai, hiện tượng này sẽ chính thức bắt đầu vào buổi tối ngày 14. Khu vực Tây Bắc Phi và đảo Greenland sẽ quan sát thấy hiện tượng này vào khoảng thời gian trước khi trăng lặn, còn khu vực Đông Bắc Á và Úc sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng này sau khi mặt trăng lên được một thời gian. Lần nguyệt thực này kéo dài 3 giờ 35 phút.
Tuy nhiên các bạn không cần quá buồn, ở nhà chúng ta vẫn có thể xem được mà lại không cần thức khuya, vì sự kiện này được tường thuật trực tiếp ở ít nhất là 3 nơi sau đây: NASA, Slooh và Virtual Telescope Project, các bạn chỉ cần nhấn link là có thể xem trực tiếp được việc này trong vài tiếng sắp tới.
Bản đồ nguyệt thực lần này:
Khuyến mãi:
Mời bạn xem hình Nhật thực được chụp bởi 6 bước sóng khác nhau, mỗi bước sóng cho thấy những chi tiết mà bình thường chúng ta không thể thấy được (đây là hình thực do
NASA cung cấp miễn phí)