Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Mark Zuckerberg muốn định giá thiết bị thực tế ảo Oculus Rift thấp nhất có thể

OculusRift1.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang Ars Technica, CEO Brendan Iribe đến từ công ty thực tế ảo Oculus nói rằng sản phẩm dành cho thị trường tiêu dùng đầu tiên của họ sẽ bán được chỉ khoảng 1 triệu chiếc. "Đây không phải là một thị trường lớn như các máy console. Nó luôn có thể là như thế, nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng tôi". Thay vào đó, ý định của Oculus trong thời gian đầu là "đặt mức kỳ vọng thấp, thu hút những người có quan tâm và những người thích công nghệ vào lĩnh vực này". Song song đó, hãng cũng sẽ giúp đỡ và thúc đẩy lập trình viên tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ mà người dùng không thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm nào khác.

Iribe chia sẻ rằng mặc dù Facebook đã chi 2 tỉ USD để mua lại công ty của ông nhưng mạng xã hội này sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến sản phẩm tiêu dùng đầu tiên của Oculus: thiết bị đeo đầu Rift. Iribe vẫn không tiết lộ bao giờ thì sản phẩm sẽ chính thức bán ra, chỉ thừa nhận rằng nhân viên của mình sẽ "thất vọng" nếu máy không xuất hiện trên thị trường trước cuối năm sau.

Iribe có nói thêm là Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Ông chỉ muốn chi phí cũng như giá thành của Rift xuống mức đủ thấp dành cho người tiêu dùng. "Tôi cũng thế", Iribe nói. "Nhưng song sonbg đó, chúng tôi lên kế hoạch vận hành một doanh nghiệp, hi vọng là sẽ huề vốn hoặc tốt hơn nữa là có lãi chứ không phải là một công ty thua lỗ. Mark thường hay nghĩ đến việc phổ biến diện rộng sản phẩm này với chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất có thể". Trong thời gian tới, tất nhiên Oculus sẽ bắt đầu sử dụng đến những nguồn tài nguyên của Facebook và điều đó có nghĩa là "chúng tôi có thể mang đến một phiên bản tiêu dùng thứ 2 tốt hơn nhiều, đó là điều chắc chắn".

Hiện tại, Iribe muốn các lập trình viên chuyển từ những đợt trình diễn ngắn trong không gian thực tế ảo sang một trải nghiệm khác tốt hơn, mang tính hòa nhập cao hơn. "Cũng đã có nhiều nội dung phong phú được tạo ra, nhưng chúng tôi cần thêm nhiều những thứ như thế".

Nguồn: Ars Technica